Thoát tư duy cũ để nâng tầm doanh nhân Việt
Vì thế, sự thay đổi từ tư duy đến hành động là điều cần thiết để Việt Nam có đội ngũ doanh nhân hùng mạnh. Đây là nhận định của ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPSF) khi trả lời phỏng vấn của Báo Hải quan về doanh nhân Việt Nam nhân dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Xin ông đánh giá về những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay?
Theo tôi, xã hội ngày càng trân trọng hình ảnh và vị thế của doanh nhân. Qua hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có nhiều phát triển, giúp hình thành đội ngũ doanh nhân với nhiều năng động, giàu sáng tạo. Nhiều thành công cũng đã được ghi nhận. Tuy nhiên, vì lớn lên từ một nền kinh tế sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên hầu hết doanh nhân có nền tảng yếu, thiếu sự bươn chải, tích lũy qua thực tiễn kinh doanh hiện đại hay quốc tế, quản lý thiếu bản sắc và tính hệ thống, nguồn lực chuyên gia, chuyên môn thiếu hụt. Ngoại ngữ là một hạn chế của cả hệ thống, hệ sinh thái và năng lực cá nhân của đa số doanh nhân…
Đặc biệt, cộng đồng doanh nhân còn hiểu biết sai lệch về yêu cầu kinh doanh, với nhận thức phổ biến là chú trọng vào sản phẩm và sản lượng là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, mà lẽ ra phải khởi đầu kinh doanh từ nhu cầu có sức mua trên thị trường. Ngoài ra, sức ép “cạnh tranh” vẫn tạo nên hiện tượng “chộp giật” vì khoản lời ngắn hạn, xa rời những định hướng, chiến lược kinh doanh lâu dài. Hầu hết DN có quy mô nhỏ, tính liên kết rất yếu; bộ phận doanh nhân thành đạt thường âm thầm hoạt động, giấu kín tên tuổi, bí quyết kinh doanh… Nhiều doanh nhân đã sẵn sàng sử dụng dịch vụ tư vấn, đào tạo với mức phí thỏa đáng để phát triển, nhưng đâu đó còn phổ biến thói quen tìm kiếm và đòi hỏi thông tin, tri thức, dịch vụ miễn phí.
Để vươn mình và nâng tầm ra thế giới, đội ngũ doanh nhân nước ta đang gặp phải những rào cản nào, thưa ông?
Thực tiễn cho thấy, kể ra các DN, tập đoàn hùng mạnh trên thế giới cũng có nguy cơ sụp đổ, phá sản nên phát triển thành doanh nhân mang tầm quốc tế cần rất nhiều yếu tố và động lực. Do đặc điểm kinh tế nước ta đi lên từ cơ chế bao cấp, nên tâm lý người dân vẫn chưa chấp nhận doanh nhân lớn, một số nơi còn có tình trạng “giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh vô dụng”. Ngay cả cơ quan quản lý vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, ví dụ như việc DN càng lớn càng chịu nhiều thanh kiểm tra, đóng góp cho quỹ này sự kiện nọ. Đó là suy nghĩ coi DN là “con bò sữa”, nên DN, doanh nhân còn nặng gánh trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Không những thế, nhiều doanh nhân lớn lên chờ vào đặc ân, đặc quyền, nhóm lợi ích. Điều này đang bóp méo cơ chế hoạt động của cả hệ thống, cả môi trường hoạt động và ngay bên trong của DN được hưởng lợi.
Chính phủ đã có nhiều hành động để hỗ trợ DN tư nhân nói chung và doanh nhân tư nhân nói riêng phát triển, ông đánh giá như thế nào về những hỗ trợ này?
Gần đây, cả hệ thống chính trị từ cấp trung ương xuống cơ sở đã có những chỉ đạo quyết liệt, sát sao để phát triển kinh tế tư nhân. Nhưng tất cả cần có độ trễ và thời gian triển khai để đạt được những hiệu quả toàn diện. Tuy nhiên, bước đầu thực hiện như thời gian qua cũng đã phát huy tác dụng, giúp bộ phận doanh nhân tin tưởng nhiều hơn vào môi trường kinh doanh, điều này đã thể hiện qua kết quả hoạt động cũng như con số DN thành lập mới.
Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật tạo thuận lợi cho DN, các cơ quan quản lý phải thực hiện việc này liên tục, điều chỉnh không chỉ về số lượng mà phải tinh chỉnh nhuần nhuyễn, tạo hiệu quả cho phát triển. Các cơ quan cũng phải hành động, hiểu biết lẫn nhau với đội ngũ doanh nhân, lắng nghe doanh nhân phản ánh để giảm bớt gánh nặng, nhưng phải dựa trên sự cân đối, hợp lý cho cả đôi bên.
Ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, đội ngũ doanh nhân cần sự thay đổi như thế nào để vươn tầm quốc tế, thưa ông?
Để vươn ra tầm thế giới, các DN phải đứng vững, dư lực trên thị trường nội địa trước rồi mới tiến tới phát triển thị trường bên ngoài. Ngoài ra, các doanh nhân cần có năng lực quản lý cao hơn nhiều, vì ra thị trường quốc tế sẽ đụng chạm đến môi trường pháp lý, văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh… rộng lớn, đa dạng hơn, khó quản trị hơn. Doanh nhân vươn tầm thế giới cũng giống như từ hồ ra biển, tốc độ gió tăng gấp đôi thì sức tàn phá phải tăng 5-6 lần.
Chính vì vậy, các doanh nhân phải biết quản lý và có tầm nhìn chiến lược, phải có sự sáng tạo riêng, tạo sự khác biệt, đam mê, ổn định trong tư duy và nhạy bén trong hành động. Doanh nhân có tầm phải là người tổ chức được bộ máy, dùng được nhân sự và điều hành hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nhân cần làm chủ được những nhân tố như vi tính, ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp, yêu cầu riêng có của từng thị trường. Những kỹ năng này đã được các doanh nhân quốc tế tại Singapore, Hàn Quốc, Malaysia… chú trọng, đầu tư chiều sâu từ lâu, nhưng Việt Nam lại chưa chú ý đúng mức hoặc thực hiện hiệu quả thấp. Do đó, thời gian tới, để đi theo chuẩn mực quốc tế, các doanh nhân phải xây dựng môi trường kinh doanh có chữ tín hàng đầu, tạo bản lĩnh và chuẩn mực của chính doanh nhân, tạo năng lực nắm bắt và thích ứng với thị trường.
Kinh nghiệm của các doanh nhân lớn quốc tế cho thấy, ngoài nền tảng, kỹ năng cần thiết, các doanh nhân cần liên tục tham gia các chương trình đào tạo và đào tạo lại, bổ sung kiến thức chuyên môn. Vì thế, các doanh nhân Việt Nam cần trao đổi, học tập, vận dụng kinh nghiệm quốc tế, tạo sự thay đổi trong tư duy và ý chí. Đặc biệt, nhiều doanh nhân cần chuyển từ văn hóa kinh doanh “chụp giật” sang kinh doanh chia sẻ, bền vững, tận dụng các phương thức hỗ trợ kinh doanh hiệu quả. Mặc dù doanh nhân Việt Nam còn nhiều điểm yếu, nhưng với nỗ lực của cả hệ thống, Việt Nam đã và sẽ có nhiều hơn những doanh nhân lớn mạnh cả trong nước cũng như có vị thế quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics