Thống đốc NHNN: Sẽ có giải pháp tiền tệ mạnh hơn nếu cần thiết
Chính sách tiền tệ: Công cụ đắc lực cho hồi phục kinh tế nửa đầu năm | |
NHNN sẵn sàng bán can thiệp USD thấp hơn giá niêm yết để bình ổn thị trường | |
Tiền tệ trong “vòng xoáy” của dịch bệnh |
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng |
Đánh giá về việc điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng, công cụ chính sách tiền tệ đã được sử dụng linh hoạt để đảm bảo thanh khoản ngân hàng, nhưng vẫn duy trì kiểm soát lạm phát. Lạm phát cơ bản ở mức 2,81% cho thấy hiệu quả của công tác điều hành.
Ngoài ra, NHNN cũng đã 2 lần giảm lãi suất điều hành, với mức giảm mạnh là 1,5%; NHNN cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận, giảm lương thưởng để giảm lãi suất cho vay. Nên mặt bằng lãi suất cho vay đã được giảm khá mạnh.
Về điều hành tỷ giá, theo ông Lê Minh Hưng, tỷ giá tiền VND 6 tháng đầu năm diễn biến ổn định, dao động trong khoảng 0,2-0,3%, giúp dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay.
“Đây là yếu tố quan trọng để các tổ chức xếp hàng tín nhiệm duy trì mức xếp hạng tín nhiệm, tăng lòng tin của nhà đầu tư, không chỉ ổn định vĩ mô mà còn là yếu tố then chốt giúp kêu gọi đầu tư phục hồi sau dịch”, Thống đốc NHNN nhấn mạnh.
Trong vấn đề về tín dụng, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, nhu cầu tín dụng trong tháng 4 và tháng 5 khá yếu, nhưng tín dụng tăng trở lại, tăng 3,26% từ đầu năm đến 29/6, mức khá mạnh bắt đầu từ tháng 5. Tháng 3 tăng 1,13%, tháng 4 chỉ tăng 0,12%, nhưng tháng 5 tăng lên 0,53%, đến tháng 6 tăng tới 1,28%.
“Năm nay tinh thần của NHNN là chủ động điều chỉnh tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, nên NHNN đã điều chỉnh một loạt chỉ tiêu tăng trưởng cho các ngân hàng thương mại, những ngân hàng nào lành mạnh, tín dụng đổ mạnh vào các lĩnh vực phục vụ tăng trưởng kinh tế thì có thể được điều chỉnh cao hơn nhu cầu”, Thống đốc NHNN nêu rõ.
Nói về những giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong và sau dịch Covid-19, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Thông tư 01 của NHNN là giải pháp đột phá để cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ, giúp doanh nghiệp được miễn giảm lãi phí, giảm lãi suất cho vay. Không những thế, NHNN có đi đến các địa phương để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn về tín dụng.
Kết quả sau hơn 3 tháng triển khai quyết liệt, tính đến 22/6/2020, ngành ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 260 nghìn khách hàng với dư nợ gần 180 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 421 nghìn khách hàng với dư nợ xấp xỉ 1,3 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,13 triệu tỷ đồng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch.
Vì thế, từ nay đến cuối năm, lãnh đạo NHNN khẳng định mục tiêu là kiểm soát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng vẫn đặt mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nên ngành ngân hàng cam kết cung ứng đầy đủ kịp thời vốn cho nền kinh tế, điều hành tỷ giá ổn định, sẽ có điều chỉnh kịp thời khi có biến động quá mức gây bất ổn vĩ mô.
NHNN cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triệt để tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, đảm bảo chất lượng tín dụng; xem xét sửa đổi Thông tư 01 theo hướng gia hạn thời gian cơ cấu nợ đến cuối năm 2020, cũng như gia hạn cho những khoản nợ cho vay mới sau thời điểm Thủ tướng công bố dịch là 23/1; tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng để tăng trưởng tín dụng.
“Trong trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN sẽ có các giải pháp tiền tệ mạnh hơn, như tái cấp vốn cho những dự án, công trình có tác động lan tỏa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm”, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nêu rõ.
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ: Ước cả năm 2024 có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
16:02 | 21/10/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Để ngỏ khả năng giảm lãi suất điều hành phù hợp
17:57 | 17/10/2024 Kinh tế
Bơm vốn cho doanh nghiệp qua các hội nghị kết nối chuyên đề
15:32 | 14/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
3 lĩnh vực ưu tiên của dòng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Hải quan Quảng Ninh: Đổi mới cách làm trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
BYD thách thức các đối thủ trong cuộc đua xe điện toàn cầu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan