IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
Bà Nada Choueiri, Trưởng phái đoàn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nhật Bản, cho biết đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.
Trong một cuộc phỏng vấn, bà Choueiri khuyến nghị Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nên tiếp tục thận trọng, như họ đã làm từ trước đến nay, và nên thực hiện việc tăng lãi suất một cách từ từ, do triển vọng lạm phát vẫn còn nhiều bất ổn.
Đồng yen gần đây đã tiếp tục giảm so với đồng USD do kỳ vọng chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ vẫn ở mức cao. Điều này khiến Chính phủ Nhật Bản lo ngại về tác động tiêu cực đến các hộ gia đình do chi phí nhập khẩu tăng cao.
Tuy nhiên, bà Choueiri cho rằng lợi ích từ việc xuất khẩu tăng do đồng yen yếu đã vượt qua chi phí nhập khẩu tăng đối với Nhật Bản, một nền kinh tế "rất hướng ngoại." Do đó, sự mất giá của đồng yen về cơ bản có lợi cho tăng trưởng của Nhật Bản.
Sự sụt giảm của đồng yen đã khiến Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato đưa ra cảnh báo rằng những biến động "đơn phương, nhanh chóng" gần đây của đồng yen cần được "theo dõi chặt chẽ."
Sau khi kết thúc chương trình kích thích kinh tế kéo dài 10 năm hồi tháng 3/2024, BoJ đã tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,25% vào tháng 7/2024 và báo hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế tiến triển tốt hướng tới mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững.
IMF dự báo lạm phát của Nhật Bản sẽ đạt mức 2% một cách bền vững, nhờ nhu cầu trong nước, qua đó đáp ứng điều kiện tiên quyết cho việc tăng lãi suất.
Tuy nhiên, BoJ cần thận trọng trong việc tăng lãi suất do nhiều rủi ro khác nhau, chẳng hạn như tác động tiêu cực tiềm ẩn đến xuất khẩu từ sự phân mảnh thương mại, khả năng suy yếu của tiêu dùng và tăng trưởng tiền lương, cũng như tác động của biến động đồng yen lên lạm phát.
BoJ được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ngắn hạn ở mức 0,25% tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào tuần tới. Hầu hết các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến đều dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 3/2025.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố trong tháng này, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ tăng tốc từ mức 0,3% trong năm nay lên 1,1% vào năm 2025 do tiền lương thực tế tăng thúc đẩy tiêu dùng.
Tân Thủ tướng Nhật Bản, ông Shigeru Ishiba đã cam kết sẽ lập ngân sách bổ sung để tài trợ cho một gói chi tiêu quy mô lớn khác sau cuộc tổng tuyển cử hôm 27/10.
Bà Choueiri cho biết việc lập ngân sách bổ sung nên được dành cho những thời điểm nền kinh tế gặp cú sốc lớn. Bất kỳ sự gia tăng chi tiêu nào cũng phải hướng vào các lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, và nhắm mục tiêu vào những người cần hỗ trợ hơn là các khoản trợ cấp bao trùm như những khoản trợ cấp để kiềm chế chi phí nhiên liệu./.
Tin liên quan
3 lĩnh vực ưu tiên của dòng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
09:12 | 27/10/2024 Kinh tế
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại tăng 14,4% do đồng yen suy yếu
08:30 | 18/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
08:41 | 24/10/2024 Nhìn ra thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thống Nga Putin hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
08:19 | 23/10/2024 Nhìn ra thế giới
Những cam kết của tân Tổng thống Indonesia Prabowo
07:58 | 23/10/2024 Nhìn ra thế giới
Xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia mới nổi
07:42 | 23/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU lo ngại việc Nga và Triều đẩy mạnh hợp tác quân sự
08:06 | 22/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí về hoạt động tuần tra biên giới
08:05 | 22/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
3 lĩnh vực ưu tiên của dòng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Hải quan Quảng Ninh: Đổi mới cách làm trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
BYD thách thức các đối thủ trong cuộc đua xe điện toàn cầu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan