Thu thuế thương mại điện tử: Tiềm năng lớn - Thách thức nhiều
Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam, 2017 - 2022 (đơn vị: Tỷ USD). Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) |
Tiềm năng lớn
Theo số liệu công bố của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu TMĐT bán lẻ của 2 năm này đạt 17%/năm, đạt tổng doanh thu 13,7 tỷ USD và chiếm 7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2021. Giai đoạn dịch bệnh đã góp phần tạo thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, đặc biệt ở những thành phố lớn.
Tương ứng với đó, số thu thuế từ hoạt động này cũng tăng mạnh theo từng năm. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C (mô hình DN bán hàng trực tiếp tới khách hàng) so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước tăng từ 3% năm 2016 lên mức 5,5% năm 2020. Số thu từ hoạt động TMĐT thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến ngày 14/7/2022 đạt 5.458 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook (2.076 tỷ đồng); Google (2.040 tỷ đồng); Microsoft (699 tỷ đồng).
Để quản lý kinh doanh trên nền tảng số, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các hoạt động giao dịch điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số. Tuy nhiên, với những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam, thực tiễn đã đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý hoạt động TMĐT cũng như công tác quản lý thuế.
Nhưng cũng nhiều Thách thức
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng thường tìm cách né thuế, chia nhỏ thành nhiều tài khoản khác nhau để kinh doanh, dẫn đến việc kê khai thuế không chuẩn xác và rất khó kiểm soát. Nhiều trang mạng xã hội có nguồn gốc ở nước ngoài và không có pháp nhân quản lý ở Việt Nam đã gây không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và thực hiện thu thuế.
Một nguyên nhân nữa là các doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT có thể dễ trốn thuế hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống nhờ công nghệ số có thể bảo mật thông tin trong kinh doanh. Có không ít tổ chức, cá nhân sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tính riêng 2 năm qua, ngành thuế đã phát hiện nhiều cá nhân phải nộp thuế có thu nhập nhận được từ các mạng xã hội Facebook, Google… Chẳng hạn tại Hà Nội, nhờ việc thực hiện rà soát kĩ lưỡng và kêu gọi động viên dưới nhiều hình thức mới thống kê được 1.194 cá nhân trên địa bàn hoạt động TMĐT nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài. Từ đó, thu nộp ngân sách năm 2020 là 134 tỷ đồng, năm 2021 là 129,3 tỷ đồng. Đến nay, Cục Thuế TP Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của 32.084 cơ sở kinh doanh có hoạt động bán hàng online, 2.307 cơ sở cho thuê nhà/lưu trú để đưa vào diện quản lý thuế từ năm 2021.
Cục Thuế TPHCM cũng chỉ ra điển hình trong quản lý thu thuế cá nhân kinh doanh tại TPHCM. Chẳng hạn như năm 2018, ông T.P bị truy thu thuế trên 4 tỷ đồng (đã nộp) đối với thu nhập nhận được từ Google (trên 41 tỷ đồng) do thực hiện cung cấp dịch vụ quảng cáo cho Google trên phần mềm ứng dụng trò chơi. Còn trong 2 năm 2021 – 2022, trên địa bàn này cũng có 2 cá nhân bị truy thu thuế trên 8 tỷ đồng/cá nhân (đã nộp) do có thu nhập từ việc thực hiện các chương trình quay clip, phim giải trí trên ứng mạng xã hội Youtube, Tiktok.
Trước thực tiễn này, ngoài việc chủ động tuyên truyền hỗ trợ; tăng cường thanh tra - kiểm tra; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro, áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu,... hiện nay, Tổng cục Thuế đang nghiên cứu một số ý kiến đề xuất giúp tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, điển hình như ý kiến đề xuất thu thuế giá trị gia tăng tại nguồn đối với các giao dịch TMĐT, cụ thể là sẽ tách trừ trực tiếp thuế giá trị gia tăng trên dòng tiền thanh toán thành 2 phần: 1 phần là tiền thuế giá trị gia tăng sẽ được chuyển về tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế mở tại kho bạc, phần còn lại chuyển cho người bán.
Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này, cần củng cố cơ sở pháp lý như sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, trong thời gian chưa sửa đổi các quy định pháp luật về thuế, để có thể thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng, khai thuế, nộp thuế tại nguồn thì sẽ triển khai xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu lớn, áp dụng AI để thu thập thông tin của các tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn TMĐT và các giao dịch thanh toán đối với dịch vụ số xuyên biên giới ngay khi phát sinh giao dịch để quản lý thuế kịp thời, hiệu quả.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế: 5 cái khó Thứ nhất, trong điều kiện nền kinh số, các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào dựa theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống, theo đó, các quốc gia đều căn cứ trên sự hiện diện vật chất của người nộp thuế trong khi doanh nghiệp, cá nhân có thể vận dụng các quy định để phân bổ thu nhập về địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước. Thứ hai, khó khăn trong việc xác định được căn cứ tính thuế. Trên môi trường số, các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện thông qua website hiện diện trên môi trường số cho một khu vực thị trường nào đó mà không cần sự hiện diện vật chất của người nộp thuế tại một nước hay một địa bàn cụ thể. Hay nói cách khác, “sự hiện diện trong không gian số” không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật thuế hiện hành mà đang căn cứ chủ yếu vào “sự hiện diện vật chất” của tổ chức kinh doanh hay người nộp thuế. Điển hình cho hoạt động này là quảng cáo trực tuyến và các hoạt động tương tác thông qua nền tảng các mạng xã hội. Thứ ba, khó phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế. Trong nền kinh tế số, rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ hay doanh thu hàng hóa thông thường. Ngoài ra, mô hình kinh tế chia sẻ cũng đặt ra nhiều câu hỏi trong việc xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng, nghĩa vụ khai thuế. Thứ tư, khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT. Do chủ thể kinh doanh TMĐT không cần đến cửa hàng, cửa hiệu theo cách truyền thống, các giao dịch hoàn toàn thực hiện bằng phương thức điện tử, máy chủ có thể đặt tại nước ngoài, một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên một sàn giao dịch TMĐT và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch TMĐT, cùng lúc trên nhiều trang mạng xã hội. Thứ năm, việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế số thì những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng rất đa dạng. Ở Việt Nam, việc kiểm soát giao dịch kinh doanh TMĐT trong nước khó khăn hơn khi mà hệ thống thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
|
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
15:25 | 06/09/2024 Thuế - Kho bạc
Kho bạc Nhà nước thông báo mua 150 triệu USD từ ngân hàng thương mại
16:24 | 05/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cảnh báo website giả mạo Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước
10:26 | 04/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thông tin chính xác, nâng chất thực hiện báo cáo tài chính nhà nước
08:24 | 03/09/2024 Thuế - Kho bạc
Triển khai hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động nghiệp vụ KBNN
12:18 | 31/08/2024 Thuế - Kho bạc
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 1/9
12:00 | 31/08/2024 Thuế - Kho bạc
Chính thức ra mắt phiên bản eTax Mobile mới 3.2.0
21:43 | 29/08/2024 Thuế - Kho bạc
Hơn 241 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công đã được thanh toán qua KBNN
10:30 | 22/08/2024 Thuế - Kho bạc
Có nhiều cải tiến mang đột phá ở phiên bản nâng cấp của EtaxMobile
19:21 | 19/08/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform