Thủ tướng sẽ phê bình nếu chậm cải cách do nguyên nhân chủ quan
Để triển khai các yêu cầu trên, ngay trong tháng 2/2018, Tổ công tác của Thủ tướng đã kiểm tra 16 bộ, ngành. Đặc biệt, trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Hải quan, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nhấn mạnh: Thông điệp của Thủ tướng là nếu làm tốt sẽ được khen, nếu chậm trễ do nguyên nhân chủ quan sẽ bị phê bình.
Nhiệm vụ quá hạn chỉ còn 1,38%
Năm 2017, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc kiểm tra, rà soát việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương về cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách công tác KTCN, theo Bộ trưởng đâu là kết quả nổi bật của Tổ công tác trong năm qua?
Có thể thấy, năm 2017 đã để lại dấu ấn tốt cho Tổ công tác của Thủ tướng với 27 cuộc kiểm tra, trong đó có 7 cuộc kiểm tra các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao cho các bộ, ngành, địa phương, còn lại 20 cuộc kiểm tra mang tính chuyên đề. Với tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng luôn quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, không để nợ đọng văn bản. Trong năm qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã tiến hành hai cuộc kiểm tra về xây dựng thể chế.
Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng dành một cuộc kiểm tra đôn đốc 12 dự án thua lỗ, hoạt động hiệu quả kém, để khắc phục, đưa các dự án vào sản xuất sớm, giảm thiệt hại và thua lỗ. Tổ công tác đã có 7 cuộc kiểm tra về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng; 1 cuộc kiểm tra đôn đốc việc giải ngân dự án, giải ngân vốn đầu tư vốn Nhà nước; còn lại 9 cuộc kiểm tra về hoạt động KTCN, với mục tiêu là cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm điều kiện hành chính, thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tinh thần của Thủ tướng là không để nhiệm vụ nào được bỏ sót, không để nhiệm vụ nào chậm tiến độ, hiệu quả kém. Chính vì vậy, khi Tổ công tác tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng giao cho các bộ, ngành, địa phương đã tạo áp lực rất lớn; đồng thời cũng giúp nhắc việc các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Sức lan tỏa quan trọng nhất trong thời gian vừa qua là sau khi Thủ tướng thành lập Tổ công tác của Thủ tướng, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đều thành lập Tổ công tác của Bộ trưởng, của Chủ tịch UBND. Đây là điều rất mừng, tạo sự chuyển biến trong triển khai nhiệm vụ của các cấp.
Kết quả sau hơn một năm hoạt động của Tổ công tác nhiệm vụ quá hạn đã giảm mạnh, từ 25,2% tại thời điểm Tổ công tác mới thành lập, đến năm 2017 còn 1,38% nhiệm vụ quá hạn. Như vậy cho thấy tỉ lệ phấn đấu rất cao. Có thể nói thông qua đôn đốc, nhắc việc đã chuyển tải tư tưởng, thông điệp, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng tới các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, tạo sự đồng nhất, đồng thuận rất cao, quyết tâm lớn trong thực hiện nhiệm vụ.
Tiến bộ của cơ quan Hải quan là rất tốt
Qua công tác cải cách KTCN đối với hàng hóa XNK, cắt giảm những điều kiện kinh doanh đang làm khó DN và người dân, Bộ trưởng đánh giá thế nào về tốc độ chuyển biến ở các bộ, ngành? Đâu là điểm sáng? Và đâu là tồn tại?
Năm 2017, Thủ tướng giao bộ, ngành địa phương tập trung cải cách hành chính, trong đó để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh cần tập trung rà soát, kiểm tra việc cải cách thủ tục KTCN đối với hàng hóa XNK.
Theo rà soát, mỗi năm thời gian KTCN của các bộ tốn 26,5 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng. Đây là chi phí rất lớn! Trong khi đó, tính tổng thời gian thông quan hàng hóa XNK thì cơ quan Hải quan chiếm 28%, còn lại 72% thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành... Tiến bộ của cơ quan Hải quan là rất tốt, nhưng chuyển biển của các bộ, ngành vẫn còn bất cập; tới đây phải tập trung tháo gỡ bất cập trong KTCN từ việc xây dựng thể chế, đến cắt giảm sự chồng chéo.
Về điều kiện kinh doanh, hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Một số điều kiện đầu tư kinh doanh đặt ra yêu cầu quá mức cần thiết, tạo ra rào cản gia nhập thị trường, hạn chế cạnh tranh; nhiều điều kiện được quy định chung chung, không rõ ràng… Trong thời gian qua, một số bộ đã làm tốt việc rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Chẳng hạn Bộ Công Thương là đơn vị đi đầu trình Thủ tướng một nghị định sửa 6 nghị định, cắt giảm 675/1.215 điều kiện kinh doanh. Đây là tiến bộ tốt, khẳng định có quyết tâm là làm được. Hay vừa rồi Bộ Y tế trình ban hành Nghị định 15/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP về an toàn thực phẩm đã cắt giảm 5 nhóm mặt hàng, cắt giảm 90% các thủ tục liên quan đến kiểm tra an toàn thực phẩm. Một số bộ khác tham gia rất tốt như Ngân hàng Nhà nước, Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính.
Tuy vậy, để đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của các bộ cần dựa trên việc làm cụ thể, khi nói đến cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính thì phải nói đến số liệu. Ví dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa con số cắt giảm 118/345 thủ tục hành chính thì việc cắt giảm đó phải bằng phương án, trên cơ sở đó trình Chính phủ, Thủ tướng để ban hành các văn bản cụ thể.
Trước những tồn tại, hạn chế nêu trên, xin Bộ trưởng cho biết, năm 2018, Tổ công tác của Thủ tướng sẽ tiếp tục có những kế hoạch hoạt động như thế nào để đôn đốc tiến độ triển khai các nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương; đặc biệt là triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác KTCN, rà soát cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh còn bất cập, chồng chéo?
Năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác là tiếp tục đôn đốc nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng giao bộ ngành, địa phương thực hiện một cách triệt để, quyết liệt.
Tiếp tục thực hiện kiểm tra, rà soát cải cách KTCN đối với hàng hóa XNK, cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu phải cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, thủ tục KTCN và điều kiện kinh doanh theo đúng tinh thần Nghị quyết 01 năm 2018 của Chính phủ.
Tiếp đó, Tổ công tác tiếp tục đi sâu kiểm tra nhiều lĩnh vực: Kiểm tra đôn đốc việc ban hành văn bản thực hiện Luật, pháp lệnh; kiểm tra việc xây dựng phương án tăng trưởng ở các bộ, ngành ngay từ quý I/2018; kiểm tra việc thực hiện cắt giảm chi phí cho DN; hay việc phát triển dịch vụ logistics…
Cùng với hoạt động khẩn trương của Tổ công tác và sự vào cuộc, tham gia của các bộ, địa phương chắc chắn kết quả triển khai các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao sẽ tốt hơn rất nhiều.
Đối với các bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ trong triển khai các nhiệm vụ được giao, Tổ công tác sẽ có cơ chế giám sát, xử lý và tham mưu xử lý như thế nào?
Tháng 2/2018, Tổ công tác đã làm việc với 16 bộ liên quan đến thủ tục KTCN và cắt giảm điều kiện kinh doanh. Trong chương trình làm việc, Tổ công tác đã thống nhất phương án ngày 15/3, các bộ hoàn thành phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, gỡ bỏ rào cản kinh doanh gửi cho Tổ công tác. Sau đó Tổ công tác sẽ tiến hành kiểm tra từng bộ.
Trong hoạt động kiểm tra, Tổ công tác cũng báo cáo Thủ tướng đề xuất cho phép Văn phòng Chính phủ là cơ quan chủ trì đề xuất xử lý sự chồng lấn, chồng chéo, giao thoa giữa các bộ trong thực hiện nhiệm vụ, sau đó đề xuất Thủ tướng để giải quyết. Chẳng hạn, đối với bất cập một mặt hàng có hai bộ, ba bộ quản lý thì giao cho bộ nào là cơ quan chủ trì, bộ nào là cơ quan phối hợp? Văn phòng Chính phủ sẽ báo cáo Thủ tướng để giải quyết. Hay việc sửa chính sách, Văn phòng Chính phủ cũng sẽ đề xuất Thủ tướng xây dựng văn bản theo quy trình rút gọn. Ví dụ cắt giảm điều kiện kinh doanh thì phải một nghị định sửa một nghị định hoặc một nghị định sửa nhiều nghị định.
Như vậy, những gì thuộc nguyên nhân khách quan, Văn phòng Chính phủ sẽ cùng các bộ chủ trì tìm ra nguyên nhân và báo cáo Thủ tướng để tháo gỡ. Nhưng nếu những gì do nguyên nhân chủ quan thì đây là trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương. Tổ công tác sẽ báo cáo Thủ tướng và chắc chắn Thủ tướng sẽ có ý kiến phê bình và có hình thức xử lý. Tinh thần chỉ đạo Thủ tướng rất rõ ràng, minh bạch và công tâm. Nếu làm được Thủ tướng rất khen, nếu làm không được sẽ nhắc nhở và yêu cầu sự quyết tâm đồng bộ.
Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiều cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa Hải quan. Trong ảnh: Công chức Hải quan Quảng Trị đang kiểm tra hàng hóa xuất khẩu tại Khu kinh tế-thương mại Lao Bảo (Ảnh do Hải quan Quảng Trị cung cấp) |
Các bộ, ngành cần nỗ lực không chỉ riêng cơ quan hải quan
Trong quá trình cải cách, đơn giản hóa thủ tục KTCN đối với hàng hóa XNK, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) luôn được giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối, kết nối các bộ, ngành. Bộ trưởng đánh giá thế nào về quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ này của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan)? Và nhiệm vụ của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cần triển khai trong thời gian tới?
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (gọi tắt là Ủy ban 1899); Thủ tướng cũng đã ký Quyết định 2026/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK. Các Quyết định trên do Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là đơn vị chủ trì soạn thảo.
Như ban đầu tôi đã nói, Bộ Tài chính là đơn vị đi đầu trong vấn đề cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, cơ quan Hải quan đã tích cực đổi mới rất nhiều. Tôi đánh giá rất cao sự quyết tâm, cố gắng của cơ quan Hải quan trong việc ứng dụng CNTT, điện tử hóa thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát hàng hóa, giảm thời gian rất nhiều cho DN so với trước đây. Trước đây DN phải mang hồ sơ tới tận nơi nhưng nay ngồi bất cứ đâu cũng kê khai điện tử được. Có thể thấy tinh thần cải cách rất công khai, minh bạch và hạn chế sự phiền hà cho DN. Hay việc nộp thuế điện tử cũng giảm bớt rất nhiều thủ tục phiền hà, giảm bớt nhiều thủ tục hành chính nhiêu khê cho DN. Đây là bước tiến bộ mới của cơ quan Hải quan. Hay việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã được cộng đồng DN trong và ngoài nước đánh giá cao. Cơ quan Hải quan cũng là đơn vị đề xuất thành lập các địa điểm KTCN tập trung, điều này đã thể hiện quyết tâm lớn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Tuy nhiên trong giai đoạn đất nước hội nhập sâu rộng như hiện nay, chúng ta cần tiếp tục đổi mới hơn nữa, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chứ không riêng cơ quan Hải quan. Trong việc thực hiện nhiệm vụ đó, Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục là cầu nối, tạo ra sự phối hợp và kết nối tốt hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Tinh thần của Thủ tướng là không để nhiệm vụ nào được bỏ sót, không để nhiệm vụ nào chậm tiến độ, hiệu quả kém. Chính vì vậy, khi Tổ công tác tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng giao cho các bộ, ngành, địa phương đã tạo áp lực rất lớn; đồng thời cũng giúp nhắc việc các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng |
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics