Thúc doanh nghiệp niêm yết thông tin: Phải loại bỏ lợi ích cục bộ
Ông đánh giá như thế nào về quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc các DN phải niêm yết sau cổ phần hóa?
Việc trây ì niêm yết đã làm cho hàng vạn nhà đầu tư nản lòng và thua lỗ bởi nhiều DN tìm cách bưng bít thông tin về tình hình hoạt động và tình hình tài chính, đi kèm với vấn đề tiêu cực… Hơn nữa, chất lượng bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn nhà nước nhiều khi không được coi trọng, nhiều cán bộ không có kinh nghiệm quản trị DN được bổ nhiệm ở những vị trí chủ chốt… Việc trây ì niêm yết còn làm cho cổ phiếu không có tính thanh khoản, giá trị xuống thấp. Điều này cũng làm cho tiến trình cổ phần hóa DNNN diễn ra chậm chạp, cổ phần nhà nước khó bán hoặc nếu bán được thì ở giá rất thấp so với giá niêm yết, đồng nghĩa với việc Nhà nước mất đi hàng tỷ USD.
Nhận thấy những bất cập này, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo bộ, ngành, địa phương, tổng công ty Nhà nước thúc các DN phải niêm yết. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sửa đổi mức phạt đối với DN chậm niêm yết với mức phạt tăng lên gấp nhiều lần. Điều này cho thấy Chính phủ đã rất quyết liệt, tôi tin bức tranh về cải cách DNNN sẽ chuyển động nhiều so với trước. Các DNNN sẽ cổ phần hóa nhiều hơn, thoái vốn nhiều hơn, niêm yết nhiều hơn. Việc thúc DN niêm yết xong rồi mới thoái vốn thì Nhà nước sẽ được lợi hàng chục tỷ USD, nhiều hơn so với việc thoái vốn trước, niêm yết sau. Tất nhiên là thực tế có thể chưa đạt được như kỳ vọng nhưng nếu cứ thực hiện theo hướng đề ra như hiện tại cũng đã là một thành công lớn.
Lợi ích của việc niêm yết là rất lớn, nhưng tại sao lãnh đạo các DN vẫn trây ì, chậm trễ, thậm chí có những DN chậm tới 10 năm không niêm yết?
Khi niêm yết thì DN phải minh bạch thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động nhiều hơn. Có thể giúp DN bớt đi tham nhũng, chuyện bổ nhiệm nhân sự cũng được minh bạch hơn. Hơn nữa, cổ phiếu DN được thanh khoản đem lại niềm tin cho nhà đầu tư vào tiến trình cổ phần hóa DNNN. Trước kia, mua bán cổ phần thì nhà đầu tư không rõ DN này có niêm yết hay trốn niêm yết. Nhưng hiện nay, các DN bị thúc niêm yết sẽ giúp nhà đầu tư không sợ bị chôn vốn, bưng bít thông tin. Nhờ đó, số lượng đầu tư và mức độ vốn bỏ vào sẽ nhiều hơn trước, Nhà nước sẽ thu được nhiều tiền hơn. Đặc biệt, thị trường chứng khoán Việt Nam tuy so với các nước trong khu vực còn khiêm tốn nhưng cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Vì thế, khi Nhà nước thúc đẩy việc bán đứt cổ phần chi phối của các DNNN thì các nhà đầu tư chiến lược không chỉ nước ngoài và nhiều DN trong nước sẽ tham gia tích cực hơn, DN có tiềm lực tài chính sẵn sàng “mua đứt” DNNN.
Tuy lợi ích nhiều là vậy, nhưng về cơ bản vẫn là các bộ, ngành, địa phương phải xóa bỏ được lợi ích cục bộ. Phải “đập tan” tư tưởng DNNN thuộc bộ, ngành, địa phương quản lý, nếu bán hết, niêm yết hết thì không còn gì để quản lý. Chính vì tâm lý này còn ngự trị nên nhiều khi, không phải do lãnh đạo DN trây ì mà do chính người quản lý từ các cấp bộ, ngành, địa phương… cản trở.
Theo ông, chế tài xử lý những DN chậm niêm yết đã đủ mạnh?
Hiện các cơ chế chính sách để thúc DN niêm yết hay cổ phần hóa khá đầy đủ. Vấn đề là làm sao quán triệt tư tưởng, loại bỏ tâm lý lợi ích cục bộ. Trên thực tế, quy định của Nhà nước trong những pháp lệnh công chức, cán bộ Nhà nước đã quy định rõ người đại diện Nhà nước phải thực thi, phải hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao, nếu không sẽ bị cảnh cáo, cách chức, kỷ luật. Điều này đã nói nhiều, đã nhắc đến nhiều nhưng cái vướng là không ít người có quyền kỷ luật lãnh đạo DN lại không thích niêm yết, hoặc có tư tưởng đồng lõa… nên vẫn chưa thể xử lý triệt để.
Vì thế, trong thời gian tới, chủ trương này phải được thực hiện quyết liệt, phải có người thật, việc thật. Theo đó, nếu không cải cách DN, vẫn gây chậm trễ thì người đứng đầu sẽ bị cách chức, còn nếu tích cực trong chuyện cổ phần hóa, thúc DN niêm yết thì sẽ là điểm sáng trong hồ sơ bổ nhiệm cán bộ. Bên cạnh đó, nếu lãnh đạo bộ, ngành, địa phương… không tích cực thì không thể lên chức, thậm chí trong diện xem xét bị cách chức… Nhìn chung, mọi sai phạm cần phải quy trách nhiệm cho một cá nhân cụ thể, cho người lãnh đạo, người đứng đầu thì mới có thể thực hiện một cách triệt để, tích cực.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics