Thực hiện CPTPP, thu ngân sách nhà nước sẽ không bị tác động đột ngột
Trong Hiệp định CPTPP có khá nhiều cam kết trong lĩnh vực tài chính. Ông có thể chia sẻ về những cam kết này?
- Trong Hiệp định CPTPP, các cam kết trong lĩnh vực tài chính bao gồm một số nội dung về chính sách thuế xuất nhập khẩu, hợp tác hải quan, chứng khoán, bảo hiểm. Cụ thể, trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không được phép sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) để kiện Chính phủ Việt Nam về việc vi phạm nghĩa vụ tiêu chuẩn đối xử tối thiểu. Đồng nghĩa, nếu so với WTO, trong CPTPP, Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung đối với một số loại hình dịch vụ bảo hiểm mới nhằm tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp nước ngoài như dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ cho bảo hiểm.
Đồng thời, Việt Nam cam kết đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài đối với một số dịch vụ, như xử lý dữ liệu tài chính qua biên giới; dịch vụ tư vấn và các dịch vụ phụ trợ qua biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản tự doanh hoặc tài khoản của khách hàng; mở cửa dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới.
Một trong những điểm nổi bật của CPTPP là những cam kết về thuế. Vậy có những loại thuế suất nào sẽ thay đổi khi Hiệp định này có hiệu lực, thưa ông?
- Trong CPTPP có các cam kết về thuế xuất nhập khẩu và chính sách thuế xuất nhập khẩu. Đối với thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP, trong đó: 65,8% số dòng thuế có mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có mức thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có mức thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình dài hơn hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Về thuế suất bình quân, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CPTPP có mức thuế suất bình quân đạt 5,8% (năm 2019) cao hơn đáng kể so với 10 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đang thực hiện của Việt Nam. Tuy nhiên, với mức cam kết cắt giảm thuế sâu, đến năm kết thúc lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của FTA có lộ trình dài nhất (2029) thì thuế suất bình quân CPTPP chỉ còn 0,3%, thấp hơn nhiều so với mức thuế suất bình quân vào năm kết thúc lộ trình trong một số FTA (ACFTA 3%, AKFTA 4,1%, AANZFTA 2%).
Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế với hàng xuất sang các nước thành viên CPTPP theo lộ trình, lên đến 15 năm. Những mặt hàng quan trọng còn lại như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (70 mặt hàng) sẽ tiếp tục được duy trì thuế xuất khẩu và áp dụng một mức trần thuế suất.
Bên cạnh đó là các cam kết không bên nào được đánh thuế nhập khẩu với một mặt hàng, bất kể xuất xứ từ đâu khi được tái nhập khẩu vào lãnh thổ của bên đó sau khi được tạm xuất khẩu sang lãnh thổ của một bên khác, để sửa chữa hoặc thay thế. Ngoài ra, CPTPP còn miễn thuế nhập khẩu đối với hàng thương mại có giá trị không đáng kể và ấn phẩm quảng cáo; hàng tạm nhập khẩu vì mục đích nhất định, bỏ quy định tạm nhập và tái xuất cùng một cửa khẩu và cho phép phương tiện vận tải được phép đi qua bất kỳ tuyến đường nào để xuất cảnh nhanh chóng và hợp lý.
Với những thay đổi lớn như vậy, CPTPP mang lại cơ hội như thế nào cho nền kinh tế tài chính nước ta, thưa ông?
- Thứ nhất, phải kể đến là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, và theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 4,2%. Đồng thời, tham gia Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, không quá dựa nhiều vào một thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc…
Thứ hai, cam kết trong CPTPP về dịch vụ và đầu tư, hải quan… sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực, trong đó có một số ngành có nhiều tiềm năng như điện tử, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa, thiết bị vận tải…
Thứ ba, tham gia CPTPP - một FTA có nhiều tiêu chuẩn cao - sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đổi mới mô hình tăng trưởng.
CPTPP tạo ra những cơ hội về phát triển kinh tế nhưng cũng có những thách thức đối với việc hoàn thiện thể chế và phát triển thị trường trong nước. Theo ông những thách thức đó là gì?
- Tham gia Hiệp định CPTPP chắc chắn sẽ đặt ra thách thức đối với Việt Nam. Thách thức đầu tiên là việc năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm của việt Nam còn thấp hơn các nước thành viên CPTPP. Khi hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn thì việc thống nhất các quy trình kiểm tra, tiêu chuẩn kỹ thuật không mang tính phân biệt đối xử trong CPTPP sẽ giúp cho các hàng hóa của Việt Nam giảm chi phí khi tiếp cận thị trường và tuân thủ các quy định. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, đây lại chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tự nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ, quản trị và quy trình sản xuất hiện đại, qua đó nâng cao ưu thế của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam.
Bên cạnh đó, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có những thách thức khi Việt Nam thực hiện CPTPP. Hiện hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện để phát triển kinh tế thị trường. Do vậy, yêu cầu phải xây dựng các biện pháp quản lý thận trọng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm phát triển ổn định và bền vững hệ thống tài chính và các định chế tài chính, phòng ngừa rủi ro từ các biến động của thị trường tài chính bên ngoài. Việc gia tăng dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu về nâng cao khả năng giám sát dòng vốn vào và ra khỏi Việt Nam để tránh nguy cơ bong bóng giá tài sản và vấn đề rút vốn đột ngột.
Vậy, những thay đổi về thuế trong CPTPP có tác động gì đến cơ cấu ngân sách nhà nước không, thưa ông?
- Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách nhưng sẽ không có tác động đột ngột do trong CPTPP có 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam và lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài (10 năm). Trong khi đó, Việt Nam được quyền đánh thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng có nguồn thu lớn như dầu thô và một số loại khoáng sản nên tác động giảm thu không lớn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics