Thuốc nội chiếm 50% thị phần
Tỉ lệ thuốc nội tăng tại cơ sở y tế
Ngày 18/7, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tổng kết Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
Năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tại tuyến huyện, tỉnh đã đạt mức 63,53%. |
Tăng số lượng thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị | |
Nhiều lợi ích khi kết nối mạng giữa các nhà thuốc | |
Bộ Y tế nói gì về quản lý thuốc nhập khẩu |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến huyện và tuyến tỉnh thì tăng lên 63,53%. Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ 50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước.
Chẳng hạn, giá trị sử dụng thuốc trong nước trên toàn tỉnh Phú Yên trong hệ thống khám chữa bệnh công lập chiếm tỷ lệ từ 83,13% (năm 2015) tăng đến 87% (năm 2018). Còn theo báo cáo của các Sở Y tế Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum, Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Long An có tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm từ 70% đến 76,9% trên tổng giá trị sử dụng thuốc trong năm 2018.
Nhiều bệnh viện tuyến trung ương đạt tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước cao và đạt mục tiêu đề ra, như Bệnh viện TW 71 Thanh Hóa, Bệnh viện tâm thần TW 2, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Nội Tiết TW, Bệnh viện Phong da liễu TW Quy Hòa,… đạt tỷ lệ từ 30,43% đến 52,8% về giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước trên tổng giá trị sử dụng trong năm 2018.
Bên cạnh đó, số liệu báo cáo cũng cho thấy, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân; sản xuất được 12/13 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Hiện cả nước có 198 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11 nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S.
Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Có 652 thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh.
Để có được thành tích nêu trên, theo ông Vũ Tuấn Cường, thời gian qua các DN sản xuất thuốc trong nước thời gian qua đã không ngừng nỗ lực áp dụng kỹ thuật- công nghệ cao sản xuất dược phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng để đưa ra thị trường các sản phẩm thuốc có hiệu quả điều trị cao. Đồng thời, các DN cũng đã liên tục cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm thuốc, bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
Chưa đạt kỳ vọng
Bên cạnh thành tích đã đạt, Cục trưởng Vũ Tuấn Cường cũng thừa nhận, hiện một số địa phương tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước của cơ sở tuyến huyện thấp như: Nam Định (48%), Bắc Giang (48,3%), Hải Dương (49,8%).
Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược, một số bệnh viện Trung ương do đặc thù riêng là tuyến cuối (thuốc sử dụng đều là thuốc chuyên khoa sâu như gây mê, hồi sức, tim mạch, chống thải ghép hoặc các kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn bệnh viện hoặc shock nhiễm trùng, thuốc chống ung thư..., nhưng phần lớn các thuốc trong nhóm này lại chưa sản xuất được ở trong nước) nên tỷ lệ sử dụng thuốc theo giá trị của thuốc sản xuất trong nước thấp, chỉ dưới 10% như BV Bạch Mai, BV Phụ sản TW, BV Việt Đức.
Ngoài ra, theo ông Vũ Tuấn Cường, các bệnh viện dần tự chủ tài chính, nhiều bệnh viện đã tự chủ tài chính 100% dẫn đến các bệnh viện cần nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh để thu hút bệnh nhân. Chính vì vậy, việc lựa chọn thuốc cũng thay đổi để đáp ứng tâm lý sính “hàng ngoại” của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam.
“Chưa kể, nhiều DN đã sản xuất được các sản phẩm thuốc có tác dụng điều trị tốt, giá thành phù hợp với thu nhập của người dân nhưng lại yếu trong các khâu marketing và quảng cáo, gặp khó khan trong tiêu thụ sản phẩm”, Cục trưởng Cục Quản lý Dược nói.
Vậy nên để nâng cao tỉ lệ người Việt dùng thuốc Việt, theo ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, có 4 nhóm giải pháp mà Bộ đang triển khai, trước tiên, đó là nhóm giải pháp về cơ chế chính sách; thứ hai là giải pháp đối với cơ sở y tế và thầy thuốc; tiếp theo là giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc; cuối cùng là các giải pháp về truyền thông.
Thông tin cụ thể về các giải pháp Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, về phía Cục Quản lý Khám chữa bệnh, cần bổ sung tiêu chí tăng tỷ lệ thuốc sản xuất tại Việt Nam/tổng giá trị tiền sử dụng thuốc hàng năm của bệnh viện vào Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm. Đồng thời kiểm soát việc kê đơn thuốc, trong đó có quy định khuyến khích kê đơn thuốc sản xuất tại Việt Nam; tránh lạm dụng việc kê đơn thuộc nhập khẩu, đắt tiền.
Với Cục Quản lý Dược, ông Trương Quốc Cường yêu cầu cơ quan này cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng danh mục Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.
Đồng thời yêu cầu Cục Quản lý Y dược cổ truyền có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn nuôi trồng dược liệu tạo vùng nguyên liệu ổn định cho SX thuốc dược liệu, nhằm hạn chế nhập khẩu dược liệu.
Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” đặt mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện. |
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
08:10 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
18:48 | 05/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
20:35 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
08:57 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland
08:56 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, sâu nhất là xăng E5RON92
15:19 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá
14:36 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael Higgins
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
20:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
08:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics