Thủy sản xuất khẩu tồn kho vì vướng chứng thư
Doanh nghiệp thủy sản phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: T.H |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu về XK thủy sản sang thị trường EU, thời gian qua, VASEP đã nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp thủy sản về các vướng mắc của trong việc tuân thủ công văn 629/CCPT-ATTP ngày 17/8/2023 của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường (NAFIQPM)- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo đó, trong công văn 629, NAFIQPM đưa ra các yêu cầu mới về các nội dung chứng nhận trong chứng thư (H/C) kèm lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến XK vào EU.
Theo các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để chế biến XK vào EU, các yêu cầu theo công văn 629 chưa phù hợp với nhiều dòng hàng tốt của thông lệ quốc tế, chưa khả thi nên đã hạn chế nhiều dòng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam và khiến hoạt động chế biến XK sang EU của các doanh nghiệp đang bị ách tắc.
Tính đến nay các doanh nghiệp trong nhóm này đang bị tồn kho hàng trăm container hàng không thể XK được do không được các Trung tâm vùng của NAFIQPM giải quyết cấp H/C xuất khẩu vì các lô nguyên liệu nhập khẩu không đáp ứng đúng quy định của công văn 629 nêu trên.
Trong số các container bị ách lại không thể XK có cả các lô nguyên liệu đã nhập khẩu hoàn thành trước ngày 17/8/2023 (ngày công văn 629 ban hành) và các lô nguyên liệu đang XK dở dang. Như vậy, công văn 629 đang có hiệu lực điều chỉnh quyết định về yêu cầu, hồ sơ, thủ tục trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dù văn bản này hoàn toàn không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Các doanh nghiệp cho rằng, trên thực tế rất ít quốc gia đã phản hồi chấp nhận đồng ý cấp H/C cho lô hàng thủy sản XK vào Việt Nam theo đúng như yêu cầu của công văn 629 – ngoại trừ điều kiện là nguyên liệu phải được nhập khẩu vào quốc gia đó bởi một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, sau đó XK lại cho doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó, nguyên liệu đủ điều kiện để chế biến hàng XK đi EU đang cạn kiệt. Trong khi đó, một lượng lớn nguyên liệu đã và đang nhập khẩu về Việt Nam từ trước khi công văn 629 được ban hành và hiện tại sản phẩm chế biến từ các lô nguyên liệu này hiện không thể XK đi EU, do doanh nghiệp không thể có HC đáp ứng đúng yêu cầu của công văn 629.
Các lô nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ, thời gian tàu đi nhiều khi đến 40-50 ngày. Khi công văn 629 được ban hành, số lượng nguyên liệu nhập khẩu này đang trên đường về và cũng không thể có chứng nhận theo qui định mới được. Trong khi đó, các nước khác không có các quy định nghiêm ngặt về H/C như Việt Nam nên nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ đổ dồn về các nước này và khiến Việt Nam càng khó khăn hơn trong vấn đề tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ XK. Điều này sẽ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp mất nguồn hàng, mất đơn hàng, mất khách hàng và kim ngạch XK hải sản của Việt Nam sang EU sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian tới.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, VASEP kiến nghị, NAFIQPM rà soát, sửa đổi Công văn 629 để có các yêu cầu tối thiểu đáp ứng việc mục tiêu quản lý hàng vào EU mà không làm hạn chế nhiều dòng hàng tốt từ nước ngoài đáp ứng yêu cầu của Ủy ban châu Âu, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu và không làm mất đi thị phần của thủy sản Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh đang hết sức khó khăn và trên cơ sở rà soát, sửa đổi như kiến nghị nêu trên, VASEP đề nghị NAFIQPM xem xét giải quyết thủ tục XK cho các lô hàng đang chưa được cấp H/C xuất khẩu đang tồn trong 2 tháng qua mà doanh nghiệp đã hoàn thiện xong các chứng từ XK trừ H/C của lô nguyên liệu chưa đầy đủ như Công văn 629.
Tin liên quan
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Hơn 30 mẫu xe có mặt tại triển lãm riêng của Mercedes-Benz Việt Nam
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, xăng RON95-III vượt 21.000 đồng/lít
Hải quan Quảng Trị đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trẻ
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
Trao tặng nhà Nghĩa tình đồng đội tại Hải Phòng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics