Tiền ký quỹ xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu đang ở đâu?
Không có tiền để xử lý các lô hàng tồn
Phân tích rõ hơn về vấn đề này, ông Đức cho biết, trước năm 2014, khi soạn thảo Luật Bảo vệ môi trường đã xuất hiện tình trạng các lô hàng phế liệu NK vào Việt Nam nhưng sau đó do không đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu NK dẫn đến không được thông quan nên đã nằm tồn tại cảng. Vì vậy, trong Luật Bảo vệ môi trường đã cho phép để NK phế liệu thì các DN phải ký quỹ.
Việc ký quỹ ở đây được hiểu là trước khi hàng xuống đến cảng thì DN phải ký quỹ sau khi hàng về đến cảng cơ quan Nhà nước sẽ kiểm tra, giám định lô hàng. Nếu lô hàng đáp ứng được kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu NK thì được thông quan. Nếu không đáp ứng được quy chuẩn thì sẽ dùng tiền ký quỹ để xử lý lô hàng (xuất đi hoặc xử lý ở Việt Nam).
Tuy nhiên, theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, số tiền ký quỹ được xác định dựa trên loại phế liệu và khối lượng phế liệu NK, cụ thể như sau: Tổ chức, cá nhân NK giấy phế liệu và nhựa phế liệu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng; NK từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng và NK từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng.
Đối với phế liệu sắt, thép khối lượng NK dưới 500 tấn phải ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng; khối lượng NK từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng; khối lượng NK từ 1.000 tấn trở lên phải ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng.
Các tổ chức, cá nhân NK phế liệu không thuộc đối tượng trên phải thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu NK với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu NK.
Đáng chú ý, theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, việc ký quỹ phải được thực hiện trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu NK ít nhất 15 ngày làm việc. Như vậy, DN NK phế liệu chỉ phải ký quỹ trước khi thông quan chứ không phải trước khi hàng xuống cảng dẫn đến tình trạng các DN cứ cho hàng xuống cảng, sau đó chờ kết quả giám định. Khi nào có kết quả giám định đạt thì mới nộp tiền ký quỹ để thông quan. Còn nếu giám định lô hàng không đạt thì DN cũng không nộp tiền ký quỹ. Chính vì vậy, Nhà nước đã không có tiền để xử lý lô hàng tồn ở cảng.
“Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng của Nghị định 38/2015/NĐ-CP và là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng rất nhiều container tồn tại cảng và chúng ta không xử lý được. Theo tôi, trách nhiệm ở đây thuộc về cơ quan tham mưu đã xây dựng Nghị định 38/2015/NĐ-CP chứ không thể khi gặp tình trạng hàng tồn tại cảng chúng ta lại tìm cách giải quyết bằng các con đường khác như nâng quy chuẩn, cắt bỏ danh mục NK, hay siết chặt việc NK phế liệu vào Việt Nam. Chính điều này đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các DN đang làm ăn chân chính. Vì vậy, theo tôi vấn đề quan trọng nhất là phải sửa đổi điều khoản về ký quỹ trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP”, ông Đức kiến nghị.
Đề xuất chỉnh sửa tiêu chuẩn giấy tái chế NK
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam Hoàng Trung Sơn, nhiều nhóm phế liệu giấy như giấy hỗn hợp vẫn là nguyên liệu sản xuất quan trọng của các ngành công nghiệp tái chế nhưng có khả năng bị đưa ra khỏi danh mục được phép NK trong tương lai gần, dẫn đến nhiều vấn đề tồn đọng cho DN.
Phân tích thêm về khó khăn này, ông Phạm Đình Thưởng, chuyên gia phân tích chính sách cho biết, cùng với việc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 08/2018/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường nhằm hạn chế NK phế liệu nói chung, trong đó có phế liệu giấy với yêu cầu phế liệu giấy NK không lẫn tạp chất, các hóa chất nguy hại như phóng xạ... một số các DN ngành giấy cho rằng, quy định này càng khiến việc NK phế liệu giấy dạng hỗn hợp khó khăn. Nếu DN NK phế liệu giấy dạng đã phân loại sẽ khiến chi phí đầu vào tăng khoảng 37%, đẩy giá thành sản phẩm tăng mạnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì cho biết, không thể gọi là giấy phế liệu mà phải gọi là giấy tái chế và có những tiêu chí đánh giá rất rõ về vấn đề này. Việc siết chặt quản lý phế liệu là rất cần thiết khi có một số DN đã lợi dụng những kẽ hở trong quản lý NK phế liệu cho sản xuất để nhập “rác” vào Việt Nam, gây ô nhiễm cho môi trường nhưng cần sử dụng các công cụ khác như phân luồng phạm vi theo mức độ, xác suất sai phạm qua kiểm định của các DN chứ không đánh đồng tất cả như một.
“Bên cạnh đó, cần tiến hành rà soát, chỉnh sửa tiêu chuẩn giấy tái chế đang NK vào Việt Nam để giấy tái chế được quản lý và cân nhắc như tiêu chuẩn một nguồn nguyên liệu sản xuất, cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường”, ông Hiện đề xuất.
Ông Patrick Chung, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam – một trong những DN FDI lớn nhất trong ngành giấy hiện nay kiến nghị, nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm và siết đầu ra (tức là siết tuân thủ quy định về môi trường như tiêu chuẩn nước thải, khí thải...) thay vì kiểm soát chất lượng đầu vào như hiện nay.
Theo ông Patrick Chung, các DN khi NK giấy phế liệu phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh chứ không thể phục vụ vào mục đích mua đi bán lại khác, nếu DN không tuân thủ thì phải chịu phạt nặng. Đồng thời, áp dụng phân luồng thông quan để tạo điều kiện cho các DN tuân thủ tốt quy định của pháp luật được thông quan hàng nhanh, khắc phục tình trạng hàng chờ kiểm định phải lưu kho bãi và bị các hãng vận chuyển phạt vì thời gian chờ ở cảng quá dài như hiện nay.
Tin liên quan
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
19:22 | 10/09/2024 Hải quan
Ngành Hải quan không ngừng đổi mới, cải cách, hiện đại hóa
19:15 | 10/09/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng: Xây dựng niềm tin trong mối quan hệ Hải quan-Doanh nghiệp
19:14 | 10/09/2024 Hải quan
Điều động, bổ nhiệm lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Tổng cục Hải quan
18:17 | 10/09/2024 Hải quan
Khách nước ngoài mua hàng hóa khi xuất cảnh trị giá gần 1.000 tỷ đồng
15:58 | 10/09/2024 Hải quan
“Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đề xuất 6 nội dung để nâng chất lượng đối tác Hải quan – Doanh nghiệp
15:32 | 10/09/2024 Hải quan
Nỗi niềm công chức Hải quan tại sân bay quốc tế Liên Khương
15:21 | 10/09/2024 Hải quan
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan
10:21 | 10/09/2024 Hải quan
Khai mạc Diễn đàn Hải quan-Doanh nghiệp 2024: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp”
09:42 | 10/09/2024 Hải quan
Dấu ấn chuyển đổi số tại Hải quan thành phố mang tên Bác
07:40 | 10/09/2024 Hải quan
Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp góp phần tạo thuận lợi thương mại
07:10 | 10/09/2024 Hải quan
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
16:56 | 09/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics