Tìm cơ trong nguy
Là một nước có nền kinh tế mở, theo ông, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
Cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine có tác động đa chiều, trực tiếp, gián tiếp lên nền kinh tế Việt Nam. Tác động đầu tiên khi chiến sự bùng phát đến từ việc Nga là một trong những nhà cung cấp năng lượng hàng đầu về dầu, khí và một số nguyên vật liệu nên đã ảnh hưởng đến mức lạm phát của toàn cầu. Thứ hai là về thương mại toàn cầu bởi tuy Nga không phải là nước chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn trên toàn cầu (chỉ chiếm 1%) nhưng Nga lại xuất khẩu toàn những mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của thế giới từ dầu khí, lương thực thực phẩm đến những kim loại quý.
Về thương mại, có 2 sự ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng về sự cấm vận nhiều hơn. Tiếp đó là việc một số ngân hàng Nga bị loại trừ ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
Bên cạnh đó chắc chắn ngành du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhiều do chiến sự vẫn chưa hạ nhiệt và đồng Rúp mất giá sẽ khiến khách Nga vào Việt Nam giảm đáng kể.
Về đầu tư, mặc dù không nhiều nhưng cũng có sự ảnh hưởng. Cả Nga và Ukraine đều là các nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn. Hai nước cũng là những nhà cung cấp hạt cải dầu hàng đầu và chiếm hơn một nửa thị trường xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Ngoài ra, Nga còn là nhà sản xuất phân bón hàng đầu. Chính vì vậy, các gián đoạn về hoạt động nông nghiệp của Nga và Ukraine cùng những hạn chế xuất khẩu đối với Nga có nguy cơ gây mất an ninh lương thực trên toàn cầu.
Và những ảnh hưởng khác như vấn đề về thanh toán và đặc biệt là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, thu nhập của người Việt Nam đang sống ở Ukraine.
Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp nêu trên, cũng còn những ảnh hưởng khác như việc đứt gãy chuỗi logistics, thanh toán, liên lạc mạng bị gián đoạn, các giao dịch trực tiếp trên lĩnh vực thương mại đầu tư, việc làm, thu nhập giữa 2 nước.
Về gián tiếp có thể nhìn thấy rất rõ những ảnh hưởng liên quan đến giá dầu bởi Việt Nam là nước vừa nhập khẩu vừa xuất khẩu vừa chế biến. Ngoài ra, còn một số mặt hàng cũng bị ảnh hưởng gián tiếp như: phân bón, thép…
Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để giảm rủi ro cho nền kinh tế trước xung đột Nga – Ukraine?
Đầu tiên, cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đều phải theo dõi sát diễn biến của chiến tranh, kết quả đàm phán giữa 2 nước và thị trường, bởi chỉ cần một diễn biến mới đã có thể tạo bước ngoặt và thay đổi hành động của doanh nghiệp nhất là trong cuộc đàm phán sắp tới kỳ vọng mở ra những cam kết tích cực hơn, hướng tới hòa bình và trung lập của Ukraine cũng như các vấn đề quan trọng khác. Từ đó, nhà đầu tư sẽ đưa ra được những quyết định phù hợp hơn, cũng như những chiến lược mới trong kinh doanh giữa bối cảnh thế giới đầy biến động như hiện nay.
Để giảm rủi ro, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu để có thể thay thế hoàn toàn hoặc một phần đối với thị trường Nga theo mặt hàng, kể cả những mặt hàng mà Việt Nam và Nga, Ukraine có giao thương với nhau cũng như những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm năng nhưng Nga lại bị hạn chế.
Qua đấy, Việt Nam có thể đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu hoặc qua những nước không cấm vận Nga như Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì,… và đưa ra chiến thuật ngắn hạn và chiến lược dài hạn.
Doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu và đa dạng hoá hình thức thanh toán. Trong lịch sử, Việt Nam và Liên Xô/Nga đã có truyền thống trao đổi hàng với hàng, nếu áp dụng phương thức trao đổi này cả Nga và Việt Nam sẽ đều có lợi, ít nhất là có thể giải toả bớt những khó khăn trước mắt.
Về vận chuyển, Việt Nam có thể nghiên cứu vận chuyển hàng hoá qua các tuyến tàu hỏa liên vận giữa Việt Nam – Trung Quốc – Nga, vừa có chi phí rẻ hơn lại không lo ách tắc, đứt gãy chuỗi vận chuyển vì cấm vận và Covid-19.
Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) đã bước sang năm thứ 7 đã đem đến những hiệu ứng tích cực, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai bên. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực sử dụng các cơ hội do Hiệp định này mang lại.
Bên cạnh những ảnh hưởng về kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng nếu có thể tận dụng tốt Việt Nam có thể tìm thấy cơ hội từ cuộc chiến này, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Về cơ hội, Việt Nam có cơ hội lấp những chỗ trống tạm thời (có thể trong ngắn hạn, có thể trong một vài năm) mà Nga đang gặp khó khăn hay bị cấm vận ví dụ như phân bón và thép. Trong đó, ngành phân bón đang có cơ hội rất lớn. Hoặc những mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác thậm chí là những mặt hàng Việt Nam không có nhưng có thể vận chuyển những mặt hàng này từ những nước khác vào Nga.
Như đã nói trên, một cơ hội lớn nữa của Việt Nam đó chính là cơ hội nhập hàng giá rẻ do đồng rúp mất giá. Đồng thời, việc Việt Nam gia nhập nhiều FTA cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam năng động, biết chớp thời cơ, biết tận dụng tối đa các FTA mà Việt Nam đang tham gia để mang lại cơ hội kinh doanh thương mại giữa các thị trường Nga, Việt, Trung và nhất là EU, Mỹ để lách cấm vận, tận dụng hàng giá rẻ, ứ thừa (kể cả dầu thô) ở Nga.
Về cơ hội đầu tư vào Nga, theo tôi đây là thời điểm “chín muồi” để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các thương vụ sáp nhập, hợp nhất và mua lại (M&A) với các doanh nghiệp Nga gặp khó khăn, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Nga, có thể hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong thâm nhập sâu hơn vào những thị trường 2 bên cùng xuất khẩu, trong kinh doanh tiêu thụ ở Nga, Việt Nam. Tất nhiên, cơ chế thanh toán giữa 2 nước vẫn là điểm nghẽn không những hiện nay mà đã là trước khi chiến tranh nổ ra.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics