Tìm đúng động lực tăng trưởng
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật khi bội chi liên tục tăng, dẫn đến nợ công trong vòng 10 năm tăng từ 32% năm 2005 lên 63,8% năm 2015 và trở thành thách thức rất lớn.
Tuy nhiên, do sớm nhận biết được những thách thức của mình nên Việt Nam đã đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công để đảm bảo nền ngân sách phát triển nhanh và bền vững. Qua một thời gian, tỷ lệ động viên vào NSNN của Việt Nam đã đạt mức bình quân gần 24% GDP. Cơ cấu thu chuyển dịch quan trọng, thu từ sản xuất, kinh doanh, từ thuế phí đã đạt 83% tổng thu ngân sách. Đặc biệt, đến nay, thu ngân sách nhà nước của Việt Nam đã không phụ thuộc vào hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên khi thu từ hoạt động này chỉ còn chiếm 3,5% tổng thu ngân sách thay vì 23% như 10 năm về trước. Trong cơ cấu chi ngân sách, Việt Nam đã kiên định giảm bội chi từ trên 5% GDP vào năm 2015 xuống còn 3,4% GDP năm 2019 và kỳ vọng thấp hơn vào cuối năm 2020. Những kết quả đó đã giúp nợ công giảm vững chắc.
Vậy nhưng, phải thừa nhận rằng, mức nợ công còn cao, các khoản lãi, khoản đến hạn nhiều lúc gây sức ép, buộc Chính phủ phải gia tăng GDP để đảm bảo tỷ lệ nợ công không vượt trần. Trong khi đó, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào chi tiêu công và đầu tư công. Điều đó vô hình trung tạo ra một “bùng binh”, muốn tăng GDP thì phải tăng nợ công, muốn tăng nợ công thì phải tăng GDP.
Việc cần làm gấp bây giờ là phải xác định được động lực tăng trưởng thực sự để bớt phụ thuộc vào chi tiêu và đầu tư công, thay vào đó cần hướng tới tăng cường chi tiêu hộ gia đình, đầu tư tư nhân và xuất khẩu ròng. Để làm được điều đó, quan trọng là phải cắt giảm mạnh được chi thường xuyên, giảm bội chi ngân sách và chuyển sang thặng dư ngân sách bằng cách tăng hiệu quả chi tiêu và đầu tư công lên cao hơn mức chi phí vay, giảm lạm phát và lãi suất vay vốn, đồng thời thực thi chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu cho khu vực doanh nghiệp nội địa.
Tin liên quan
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics