Tìm hướng đầu tư trước biến động thị trường
Các nhà đầu tư trên thị trường tài chính cần phải rà soát danh mục đầu tư theo hướng cẩn trọng. Ảnh: ST |
Dòng tiền vẫn vào ngân hàng
Tại thị trường trong nước, từ đầu tháng 5/2024 đến nay đã có hơn 20 ngân hàng thương mại cổ phần tăng lãi suất huy động, thậm chí có ngân hàng tăng lãi 4 lần. Hiện nhiều ngân hàng niêm yết lãi suất gửi trên 5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12-36 tháng. Cùng với đó, các ngân hàng còn bán chứng từ tiền gửi với lãi suất lên tới 8%/năm.
Theo các chuyên gia, lãi suất ngân hàng tăng trở lại trong bối cảnh thị trường vàng và tỷ giá nóng lên, nên cần phải tăng sức hấp dẫn cho kênh đầu tư tiền gửi. Nhưng trên thực tế, kênh đầu tư tiết kiệm tại ngân hàng vẫn an toàn và hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh các kênh đầu tư khác còn bấp bênh. Báo cáo tài chính quý 1/2024 cho thấy, tiền gửi của khách hàng tại 18 ngân hàng trên sàn chứng khoán vẫn tăng trưởng dương, dù vẫn còn ngân hàng ghi nhận số dư tiền gửi giảm.
Tuy nhiên, lãi suất huy động tăng làm dấy lên lo ngại về khả năng xoay chiều chính sách tiền tệ và ảnh hưởng tới nền kinh tế, nhưng chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định, tốc độ tăng của lãi suất huy động vẫn ở mức độ vừa phải, trong khi việc giữ mức lãi suất ở mức thấp và ổn định để phục hồi nền kinh tế vẫn là vấn đề quan trọng.
Trước đó, vào cuối tháng 5, NHNN đã tiếp tục yêu cầu các ngân hàng duy trì mặt bằng lãi huy động ổn định, hợp lý, phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay, nhất là cho các động lực tăng trưởng truyền thống, các ngành mới nổi, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nhà ở xã hội... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
Bàn thêm về tình hình lãi suất, các chuyên gia Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận xét, NHNN vẫn còn dư địa để neo giữ bằng lãi suất trong biên độ hợp lý thông qua các nghiệp vụ thị trường mở (OMO) như phát hành tín phiếu, cầm cố giấy tờ có giá và bán USD giao ngay với mục đích duy trì một lượng thanh khoản hợp lý thay vì trạng thái dư thừa như trước đây, đồng thời thu hẹp chênh lệch lãi suất USD và VND giúp cho áp lực rút ròng USD dịu dần trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện đợt cắt giảm lãi suất lần đầu tiên.
Tương tự, theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect, NHNN vẫn thực hiện bơm hút linh hoạt thông qua kênh OMO, thể hiện NHNN đang cố gắng cân bằng giữa mục tiêu ổn định tỷ giá và giữ lãi suất không tăng mạnh để hỗ trợ phục hồikinh tế. Vì thế, VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân sẽ tăng khoảng 50 điểm cơ bản vào cuối năm so với mức hiện tại.
Chênh lệch giữa E/P của VN-Index với lãi suất tiền gửi ở mức cao cho thấy kênh đầu tư chứng khoán vẫn đang rất hấp dẫn. Nguồn: VNDirect |
Rà soát danh mục đầu tư, cẩn trọng với vàng
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vào ngày 1/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, lạm phát là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, theo dõi sát để có giải pháp điều hành giá chặt chẽ, thận trọng, kịp thời, hiệu quả. Báo cáo về công tác điều hành giá của Bộ Tài chính cũng đã nhắc đến nhiều yếu tố gây áp lực tăng lên mặt bằng giá, trong đó là kỳ vọng lạm phát khi thực hiện cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng, tỷ giá VND và USD tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước, rủi ro về thiên tai và thời tiết bất lợi…
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, nhiều yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá như lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2024 giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh “nhập khẩu lạm phát”; một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được áp dụng tương tự như năm 2023 như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế giá trị gia tăng… Cùng với đó là chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát.
Trong bối cảnh nền kinh tế với những cơ hội - thách thức đan xen cũng như đứng trước áp lực lạm phát, vấn đề tìm kênh đầu tư lý tưởng sẽ làm đau đầu những người “có tiền”. “Nóng” nhất hiện nay là câu chuyện về vàng, bất chấp những khuyến nghị của các chuyên gia và NHNN về những đợt điều chỉnh giá có thể theo xu hướng giảm, nhưng người dân vẫn xếp hàng cả ngày lẫn đêm tại các điểm giao dịch vàng của ngân hàng. Nhưng rõ ràng, khi NHNN tăng cung vàng miếng, giá vàng SJC đã kéo giảm chênh lệch với giá vàng thế giới, thì hiệu suất sinh lời của vàng đã không còn là bao.
TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cảnh báo, người dân cần hết sức thận trọng vì chỉ một động thái Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngưng mua vàng dự trữ, cũng như nhiều biến số kinh tế của Mỹ và châu Âu, thì giá vàng mỗi đêm có thể giảm xuống từ 80 đến 100 USD. Trong khi đó, NHNN đã phát đi thông điệp cho biết có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường vàng, nên có hiện tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO AFA Capital, đồng sáng lập Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA), từ đầu năm 2023 đến nay, vàng và cổ phiếu là hai tài sản có hiệu suất tốt nhất. Trong đó, vàng đóng vai trò phòng ngự, cổ phiếu là tấn công. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên có sự điều chỉnh dựa trên triển vọng các lớp tài sản trong nửa cuối năm 2024. Ông Tuấn khuyến nghị, nhà đầu tư nên tăng tỷ trọng tiền gửi bởi lãi suất tiết kiệm đã qua đáy và có dấu hiệu tăng nhẹ, trong khi rủi ro của thị trường trái phiếu vẫn còn ở áp lực đáo hạn, nhưng có thể cân nhắc nhóm trái phiếu của các ngân hàng. Với vàng hiện nay, vị chuyên gia này cho rằng phải cẩn trọng do đang có nhiều biến động.
Cùng với vấn đề trên, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính cần phải rà soát lại danh mục đầu tư theo hướng kinh tế phục hồi, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ấm trở lại, thị trường vàng giá sẽ tiếp tục giảm. Hơn nữa, lạm phát có nhiều áp lực nhưng lạm phát tại Việt Nam ở mức khá thấp, đồng tiền khá ổn định và cơ hội đầu tư vào một số thị trường tài sản cũng đang phục hồi khá mạnh, như thị trường chứng khoán, bất động sản, nhất là khi các Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai đã được phê duyệt có hiệu lực sớm hơn 5 tháng, dự kiến từ tháng 8/2024.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Luật chơi mới đã được thiết lập Trong năm qua, nhiều luật được ban hành. Trong đó, 4 luật quan trọng là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 có hiệu lực từ 1/1/2025 và đã được đẩy sớm lên trước 5 tháng. Như vậy, luật chơi mới đã được thiết lập. Các luật này có thể tái cơ cấu thị trường đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh có liên quan. Do đó, doanh nghiệp cũng cần thay đổi về cách tiếp cận trong vạn biến với tâm thế chủ động và chấp nhận cuộc chơi, từ việc tuân thủ thế chế hiện tại cho đến việc chuẩn bị và sẵn sàng cho thay đổi thể chế trong tương lai. Ông Nguyễn Bá Huy, CFA -Giám đốc Đầu tư Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM): Tuỳ khẩu vị để phân bổ danh mục đầu tư ãi suất luôn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến thị trường chứng khoán, quyết định phân bổ dòng vốn vào các kênh đầu tư cũng như quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhà đầu tư có thể đầu tư trên thị trường trong thời gian dài (10-30 năm), thì việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của một nền kinh tế đang tăng trưởng cao như Việt Nam là lý tưởng. Việc phân bổ danh mục đầu tư cụ thể vào từng lớp tài sản sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân nhà đầu tư, với sự khác nhau về “khẩu vị” rủi ro, mức nền tài sản… Bình Nam (ghi) |
Tin liên quan
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform