Tổ chức đua xe F1 tại Việt Nam: Vẫn là chuyện tương lai
Chuyện mới mà cũ
F1, Formula One hay còn gọi là đua xe Công thức 1, có lẽ không dừng trong phạm vi thể thao mà từ lâu đã trở thành ngành công nghiệp với số lợi nhuận khổng lồ (khoảng 1,8 tỷ USD mỗi năm) bất chấp chỉ có khoảng 20 tay đua thuộc 10 đội thi đấu mỗi mùa. Và để có mặt trên bản đồ F1 không bao giờ là câu chuyện đơn giản, nếu không đủ tiềm lực tài chính và quan trọng hơn, phải mang đến nguồn lợi cũng phải khổng lồ. Vì thế nên lúc này , F1 cũng mới chỉ có 21 chặng đua trải trên 3 châu lục phát triển nhất hành tinh là: Châu Âu, châu Mỹ, châu Á và châu Đại dương.
Với Việt Nam, một quốc gia còn đang phát triển, đương nhiên F1 chỉ là câu chuyện trên mặt báo, hay những màn đua trên tivi, kể cả khi những người hàng xóm như Singapore, hay Malaysia đã gia nhập đường đua siêu tốc độ. Tuy nhiên, cách đây khoảng 7 năm, một chuyên gia hàng đầu về các dự án phát triển trường đua xe F1 đã tới Việt Nam và làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về dự án xây đường đua F1 tại vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) với trị giá khoảng 150 triệu USD. Thời gian dự kiến để xây dựng trường đua này là 3 năm và sau khi hoàn thành, Việt Nam có thể đăng cai một chặng trong giải F1 thế giới hàng năm, nhưng tất cả đều dừng ở đó...
Nhưng tới thời gian gần đây, thông tin F1 sắp đến Việt Nam lại rộn ràng xuất hiện... trên mặt báo quốc tế! Gần nhất, theo hãng thông tấn AP, Hà Nội sẽ là địa điểm diễn ra chặng đua F1 kể từ mùa giải 2020. Và chi phí để đăng cai sự kiện này là hơn 1 nghìn tỷ đồng/năm. Trước đó, trên tạp chí Forrbes, ông Bernie Ecclestone, cựu Chủ tịch F1 tuyên bố Việt Nam hoàn toàn có thể đăng cai một giải đua Công thức 1 vào năm 2020...
Đặc biệt vào đầu tháng 5 này, chiếc xe F1 đầu tiên đã lăn bánh tại quận 2, TP.HCM dưới sự điều khiển của cựu tay đua David Coulthard và đây được xem là bước chạy đà quan trọng để Công thức 1 đến với mảnh đất hình chữ S.
Nhưng chẳng dễ...
Ồn ào thì là vậy, nhưng để F1 chính thức có mặt tại Việt Nam không hề là chuyện đơn giản dù đây có thể là mong muốn của các nhà tổ chức khi cuộc đua Công thức 1 đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh lạm phát toàn cầu mà bằng chứng là trường đua Sepang (Malaysia) mới phải đóng cửa sau gần 19 năm tổ chức do quá thua lỗ, lượng khán giả đến xem sụt giảm nghiêm trọng trong khi kinh phí tổ chức lại quá lớn không thể bù đắp.
Khó khăn thứ nhất chính là chuyện kinh phí. Theo Giám đốc thương mại F1 Sean Bratches tiết lộ với hãng AP để góp mặt trên bản đồ F1, Việt Nam sẽ phải trả 50 đến 60 triệu USD tiền phí hàng năm (tức khoảng 1.136 tỷ đến 1.363 tỷ đồng). Một con số không hề nhỏ và hiện tại, trong số 21 chặng đua của mùa giải F2 thì có đến 19 chặng, Chính phủ sẽ thanh toán số tiền này.
Khó khăn thứ hai là chuyện cơ sở vật chất. Cũng theo chia sẻ với AP, đơn vị tổ chức F1 muốn cuộc đua tại Việt Nam mà cụ thể là Hà Nội sẽ diễn ra trên đường phố giống như Grand Prix Singapore, nhưng rõ ràng, với điều kiện hạ tầng vào lúc này, Thủ đô khó có thể đáp ứng được yêu cầu. Đó là chưa kể, một loạt cơ sở vật chất đi kèm gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng... phải đạt đẳng cấp 5 sao trở lên cùng khả năng tổ chức chuyên nghiệp nhất.
Vậy nên, hầu hết những nhà quản lý thể thao hiện nay khi được hỏi về vấn đề này đều tỏ ra ngạc nhiên vì không hề có những thông tin chính thức, dù rất ủng hộ việc đưa F1 đến với Việt Nam. Nhiều phương án tổ chức đã được nêu ra như xây đường đua mới tại Hà Nội, hay đua đường phố tại TP.HCM, kể cả nâng cấp đường đua xe Rally và mô tô chuyên nghiệp mới khánh thành hồi năm 2016 tại tỉnh Long An... nhưng có lẽ vẫn còn là ở thì tương lai! bởi đơn giản, nó vượt xa khả năng của chính chúng ta vào lúc này.
Tin liên quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform