Triển vọng phục hồi của nhu cầu dầu mỏ hậu đại dịch COVID-19
OPEC lạc quan về triển vọng tăng nhu cầu dầu mỏ trong năm nay | |
OPEC vượt “bão” giá dầu như thế nào? | |
Giá dầu “lao dốc”, kịch bản xấu nhất là đóng cửa mỏ dầu |
Giá dầu thế giới đang trên đà tăng mạnh |
Trong năm nay, giá dầu đã tăng hơn 30%. Mặc dù vậy, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) vẫn đang do dự trong việc nâng nguồn cung, nhằm đề phòng các rủi ro đối với việc phục hồi kinh tế, yếu tố quan trọng giúp nhu cầu dầu mỏ lấy lại đà phục hồi. Tuần trước, giá dầu thô Brent đã tăng lên hơn 71 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 1/2020 trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Trong khi đó, theo công ty tư vấn năng lượng FGE, giá dầu bán lẻ tại 25 nước đang ở gần mức trước đại dịch, đây là những quốc gia chiếm tới 80% nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu. Tại Ấn Độ, Đức và Brazil, các chính sách thuế mới đã góp phần làm tăng giá dầu bán lẻ.
Tại Mỹ, thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, giá xăng tăng là do dầu thô lên giá và cơn bão mùa Đông vừa qua tại bang Texas buộc các nhà sản xuất phải tạm ngừng hoạt động. Các nhà phân tích cho biết các công ty đang dần khởi động lại các cơ sở và hoạt động sản xuất dự kiến sẽ được khôi phục trong vài tuần tới.
Với triển vọng này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch trong hai năm và đạt mức cao kỷ lục vào năm 2026, trừ trường hợp các chính phủ có hành động nhanh chóng để đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Trong báo cáo thường niên, IEA đánh giá thị trường dầu mỏ và kinh tế thế giới đang phục hồi sau khi đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu dầu mỏ giảm mạnh. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho rằng dù nhu cầu dầu mỏ đang giảm sâu, song tình trạng này sẽ không kéo dài.
Khi người dân được tiêm phòng COVID-19 trên diện rộng và chính sách hạn chế được dỡ bỏ, nhu cầu dầu sẽ trở lại mức của năm 2019 vào năm 2023. IEA ước tính nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên mỗi năm trước khi đạt mức 104 triệu thùng/ngày vào năm 2026, tăng 4% so với năm 2019.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 đã thay đổi hành vi của người dân, với nhiều người làm việc tại nhà và ít đi du lịch hơn. Trong khi đó, nhiều chính phủ cũng đang tập trung vào "đà phục hồi bền vững" và hướng tới một tương lai ít phát thải carbon. Trong trường hợp các chính phủ tuân thủ các chính sách mạnh mẽ để đẩy nhanh sự chuyển dịch sang năng lượng sạch, nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt đỉnh sớm hơn dự kiến.
Châu Á dự kiến sẽ dẫn đầu về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu với việc chiếm 90% mức tăng từ năm 2019 đến năm 2026. Ngược lại, nhu cầu dầu ở nhiều nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ không trở lại mức trước khủng hoảng.
Nếu các tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu được cải thiện, doanh số bán xe điện tăng cao, ngành điện sử dụng ít năng lượng hơn, người dân tăng cường tái chế, làm việc tại nhà và giảm bớt các chuyến công tác, “bức tranh” nhu cầu dầu có thể sẽ thay đổi đáng kể.
Đến năm 2026, các nhân tố này sẽ giảm mức tiêu thụ dầu khoảng 5,6 triệu thùng/ngày, đồng nghĩa với việc nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có nguy cơ không thể phục hồi như như trước khi đại dịch bùng phát./.
Tin liên quan
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tầm nhìn dài hạn về ổn định thị trường
07:52 | 05/06/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ quan Năng lượng Quốc tế nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ
10:37 | 15/03/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform