OPEC vượt “bão” giá dầu như thế nào?
OPEC+ nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ |
Vào tháng 7, ba tháng sau khi cuộc chiến giá cả giữa OPEC và các nhà sản xuất ngoài khối do Nga dẫn đầu (còn gọi là nhóm OPEC+) xảy ra, tổ chức này lại nổi lên như một hình mẫu về hợp tác xuyên quốc gia, sẵn sàng cùng nhau giảm sản lượng dầu ở mức chưa từng có trong lịch sử nhằm bình ổn giá cả thị trường.
Saudi Arabia, nước dẫn đầu tổ chức OPEC, rút lại quyết định đưa ra trước đó là "chạy đua" tăng thêm 20% sản lượng lên mức kỷ lục là 12 triệu thùng/ngày. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thuyết phục các nước cùng hợp tác hồi đầu tháng 4 góp phần giúp ngăn chặn phần nào cú sốc khủng hoảng dư cung do đại dịch Covid-19 gây ra, khiến lượng dầu dự trữ toàn cầu tăng cao và giá dầu thô kỳ hạn Mỹ có thời điểm rơi xuống mức âm.
Sau khi tránh được cuộc khủng hoảng giá xảy ra, các nước OPEC+ giờ đây nhanh chóng lấy lại vị thế của mình, nhất trí cùng nhau hợp tác giảm sản lượng ở mức cao nhất từ trước tới nay. Kể từ lúc này, 23 nước thành viên OPEC không chỉ tuân thủ hạn mức mới đã được thống nhất mà còn giảm nhiều hơn mức quy định, ở mức 10,3 triệu thùng/ngày hồi tháng 6, cao hơn mức giảm đã thỏa thuận là 9,7 triệu thùng/ngày.
Lý do của động thái trên liên quan đến việc các nước phải thực hiện quy định do Saudi Arabia đặt ra. Các nhà hoạch định chính sách ở Riyadh, nhất là Bộ trưởng năng lượng và dầu khí, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, yêu cầu những nước nào giảm ít hơn hạn mức được OPEC quy định thì sẽ phải “bồi thường” cho những vi phạm của họ bằng nhiều lần giảm sản lượng khác trong tương lai.
Lúc đầu, các nước sản xuất nhiều hơn so với sản lượng cam kết, nhất trí phản bác lại quy định này. Đầu tháng 7, Angola từ chối giảm sản lượng và cũng không thay đổi chính sách sản xuất nhiều dầu hơn mức OPEC quy định. Tuy nhiên, nước này sau đó nhất trí tuân thủ việc giảm sản lượng theo kế hoạch đã thống nhất và chịu phạt bằng cách giảm thêm sản lượng trong tương lai. Thậm chí Iraq, một nước thường xuyên vi phạm hạn mức sản xuất, cũng nhất trí giảm sau khi Saudi Arabia đưa ra một thỏa thuận với những ưu đãi hấp dẫn, mà một trong số đó là việc Saudi Arabia sẽ bổ nhiệm Đại sứ Saudi Arabia tại Iraq và đầu tư khai thác mỏ dầu khí tự nhiên của Iraq.
Cùng với Saudi Arabia, Nga cũng tham gia vào nỗ lực đảm bảo thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ phải được thực thi nghiêm túc bằng việc gây sức ép với Kazakhstan sau khi phát hiện nước này sản xuất quá hạn ngạch khai thác cho phép.
Với những nỗ lực của Nga và Saudi Arabia, thị trường dầu thô thế giới đã đạt được trạng thái cân bằng cung cầu, dù điều này hết sức mong manh. Tuy nhiên, để có được sự tuân thủ dài lâu, OPEC+ sẽ phải vượt qua một số trở ngại cam go, mà thách thức lớn nhất chính là nhu cầu dầu mỏ trên thế giới xuống rất thấp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tin liên quan
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
OPEC hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới
07:42 | 13/08/2024 Nhìn ra thế giới
Tầm nhìn dài hạn về ổn định thị trường
07:52 | 05/06/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform