Tròn 1 năm WHO công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu - Thế giới đã đổi thay quá nhiều
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại sự kiện công bố là đại dịch toàn cầu hôm 11/3/2020 ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: EPA |
Quyết định được đưa ra sau khi các chuyên gia của WHO thu thập được đủ bằng chứng, dữ liệu cho thấy chủng virus mới SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh từ người sang người. Đây được coi là bước nâng cấp cảnh báo, khi trước đó WHO đã coi COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu - một quyết định mà cơ quan này cũng ít khi đưa ra. Những diễn biến nhanh chóng, dồn dập sau đó cho thấy tuyên bố của WHO là xác đáng và toàn diện.
Tại thời điểm ngày 11/3/2020, thế giới ghi nhận 119.000 ca mắc COVID-19, với hơn 5.000 ca tử vong, trong đó phần lớn là ở Trung Quốc Đại lục, với Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) là tâm dịch nóng nhất. Đúng 1 năm sau, tổn thất về người mà đại dịch gây ra đã lên tới con số rất ít người có thể nghĩ tới: Theo số liệu của trang worldometers.info, đến 6 giờ sáng 11/3 (giờ Việt Nam), số ca nhiễm trên toàn cầu là 118.591.858 ca, trong đó có 2.630.409 người tử vong.
Nhưng đúng như Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo hôm 11/3/2020 để công bố đại dịch toàn cầu, COVID-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, mà còn là một cuộc khủng hoảng (sẽ) tác động đến mọi lĩnh vực và mọi quốc gia, tổ chức, cá nhân đều phải tham gia vào cuộc chiến này. Một năm trôi qua, thế giới đã đổi thay quá nhiều, biến động quá nhiều vì COVID-19.
Những hệ lụy về kinh tế là điểm nhận thấy rõ nhất. Đại dịch làm đứt gãy các thị trường tiêu thụ trên toàn cầu, tạo ra cú sốc lớn nhất đối với kinh tế thế giới kể từ cuộc Đại suy thoái đầu những năm 1930. Chính phủ các nước buộc phải thực thi các biện pháp chưa có tiền lệ, từ cân nhắc đóng cửa, giãn cách xã hội để bảo vệ an toàn, ngăn chặn đại dịch, cho tới tung ra hàng loạt các gói cứu trợ, kích thích kinh tế lớn để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp.
Chịu tác động của COVID-19, kinh tế thế giới năm 2020 tăng trưởng âm khoảng 4,4%, mức tệ nhất trong hơn 80 năm gần đây. Đa số các nền kinh tế suy giảm, chỉ một số ít các quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Trung Quốc, Ai Cập, Đài Loan/Trung Quốc có tăng trưởng dương. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, với thiệt hại ước tính lên tới 28.000 tỉ USD tính đến năm 2025.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN |
Đại dịch tạo ra một loạt thay đổi trong đời sống thường ngày. Hơn một nửa dân số thế giới đang hoặc đã từng phải sống trong điều kiện bị phong tỏa, giãn cách, cách ly. Đeo khẩu trang đã trở thành thói quen, hình ảnh quen thuộc, kể cả với người Mỹ và nhiều nước phương Tây vốn trước đó rất “dị ứng” với dụng vật này.
Cách thức con người giao tiếp, làm việc, học tập cũng phải dịch chuyển thích ứng, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Ngoại giao truyền thống với các cuộc gặp mặt đối mặt giữa các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao nhường chỗ cho ngoại giao trực tuyến. Làm việc từ xa, học trực tuyến cũng trở nên phổ biến, khi nhiều công ty, tập đoàn và trường học áp dụng, khuyến khích nhân viên, học sinh làm việc và học tập tại nhà để bảo đảm yêu cầu phòng bệnh. Thương mại trưc tuyến lên ngôi, chi phối hoàn toàn thương mại toàn cầu vì đại dịch.
Một năm đó cũng chứng kiến bước tiến đột phá của giới khoa học trong lĩnh vực vaccine, tạo ra niềm hy vọng mới để thế giới có thể không chế, tiến đến chấm dứt đại dịch. Ngày 18/11/2020 đánh dấu mốc quan trọng, khi Pfizer/BioNTech ra thông báo cho biết, vaccine do liên danh này nghiên cứu, phát triển có hiệu quả lên đến 95% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Đến ngày 12/12, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức cấp phép cho vaccine này, mở ra giai đoạn mới về đưa vaccine ra thị trường, tạo điều kiện để các nước bắt tay triển khai chương trình tiêm chủng. Tính đến ngày 13/3/2021, toàn thế giới đã tiêm ngừa được hơn 328 triệu liều vaccine, với tốc độ ngày một được đẩy nhanh, lên tới hàng triệu mũi/ngày.
Có tín hiệu tích cực từ vaccine, nhưng vẫn còn đó những lo ngại về biến thể mới của SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh, Nam Phi hay Brazil, với tốc độ lây lan nhanh hơn và độc tố mạnh hơn, được cho là có thể kháng vaccine mạnh hơn. Bên cạnh đó còn là những lo ngại về “chủ nghĩa dân tộc vaccine”, gia tăng bất bình đẳng giữa nước giàu với nước nghèo trong tiếp cận vaccine. “Chủ nghĩa này có thể phục vụ một số mục đích chính trị ngắn hạn. Nhưng nó sẽ là cách nhìn thiển cận và cuối cùng sẽ dẫm tới tự sụp đổ”, ông Tedros từng phát biểu.
COVID-19 là đại dịch toàn cầu, vì thế cần tới hợp tác toàn cầu và ứng phó toàn cầu, nhất là trong phân phối vaccine. Sẽ không một nước nào có thể tự mình giải quyết dứt điểm dịch bệnh nếu theo đuổi cách tiếp cận vị kỉ. Nói như Tổng Giám đốc WHO: Khi đám cháy lan rộng ra cả ngôi làng, một nhóm nhỏ vội vã sử dụng bình cứu hỏa để dập đám cháy nhà mình sẽ chẳng có ích gì. Lửa sẽ được dập nhanh hơn nếu tất cả mọi người đều có bình cứu hỏa và hợp tác cùng nhau.
Tin liên quan
Tính cấp thiết của việc đạt được Hiệp ước toàn cầu về đại dịch
08:27 | 03/06/2024 Nhìn ra thế giới
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics