Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: "20 năm để có một ngày"
Sự trùng hợp kỳ lạ
Tôi gặp ông vào một ngày cuối tháng Tư, khi thời tiết vẫn còn khá mát mẻ. Dù đã ở tuổi 91 nhưng vị Tướng già vẫn giữ nguyên được sự tinh anh khi kể về những ngày tháng Tư lịch sử. Trung tướng kể lại cho tôi nghe những trận đánh mà ông từng tham gia và chỉ huy trong những năm tháng chiến đấu ác liệt trên chiến trường chống đế quốc Mỹ xâm lược, đặc biệt trên cương vị là Tham mưu trưởng Chiến dịch Tây Nguyên và Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đoàn 3, tham gia trực tiếp vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Mở đầu cuộc nói chuyện, ông khẳng định, đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết quả tất yếu. Một đường lối đúng đắn, một nghệ thuật quân sự tài tình, một lực lượng đoàn kết quân - dân thì không một kẻ thù nào có thể đè bẹp được. Và ngày 30/4/1975 là kết cục của cuộc trường chinh 20 năm dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện được ý chí của dân tộc Việt Nam.
Vị Trung tướng trên 40 năm xông pha trận mạc đã kể lại những ngày tháng không thể nào quên ấy cứ như sự việc vừa mới diễn ra. Ông nhớ từng giờ từng phút, từng cột mốc quan trọng của chiến dịch. Trong chiều dài ký ức, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn không thể nén được cảm xúc khi nhớ lại những ký ức về buổi sáng ngày 30/4/1975.
Theo lời ông kể, sáng 30/4 khi nghe được tin giải phóng Sài Gòn thì từ Nam đến Bắc, nhiều người còn chưa bao giờ nghĩ đến sẽ có một ngày như vậy. Chính bản thân ông là một người trong cuộc, cũng không nghĩ rằng sẽ nhanh như thế. Một chiến dịch Hồ Chí Minh kéo dài 14 ngày (từ 16 đến 30/4) đã đập tan hệ thống kìm kẹp của đế quốc Mỹ và tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quân ta bắt đầu cuộc tổng tấn công từ ngoại vi Sài Gòn từ ngày 16/4, đến ngày 29-30/4 quân ta đánh vào trung tâm nội đô bằng 5 mũi tấn công với 5 mục tiêu chiến lược lúc bấy giờ là: Dinh Độc Lập, Bộ tổng Tham mưu Ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát.
Giọng ông đầy tự hào khi nhắc đến sự trùng hợp kỳ lạ đã diễn ra trong ngày 30/4 đầy ý nghĩa của dân tộc. “Có một điều kỳ lạ là, cuộc tổng tấn công bắt đầu lúc 6h sáng và đến 11h30 ngày 30/4/1975 thì kết thúc, gần như cùng một thời điểm 5 mục tiêu đồng loạt giành thắng lợi. Có thể nói sự hiệp đồng nhịp nhàng của 5 cánh quân của 5 quân đoàn khi cùng một lúc đánh các mục tiêu được phân công và cùng giành thắng lợi một lúc. Đặc biệt, tuy tấn công vào một thành phố trên 4 triệu dân nhưng chủ yếu là sự tan rã của quân Ngụy và sự hy sinh của các mũi tấn công, còn thành phố vẫn nguyên vẹn, nhân dân không bị ảnh hưởng”, Trung tướng Thước nhớ lại.
Đơn vị của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước có nhiệm vụ đập tan cánh cửa thép của địch tại Củ Chi và thọc sâu vào đánh sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời kết hợp với lực lượng không quân, thiết giáp… đánh chiếm Bộ tổng Tham mưu Ngụy - trung tâm đầu não, sức mạnh quân sự của địch. Rưng rưng khi nhớ lại thời khắc đó, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể lại: “Từ cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, Quân đoàn 3 đi theo đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng Tháng Tám-PV), sau đó vòng về đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai-PV) thì đã thấy rực rỡ cờ xanh đỏ sao vàng của người dân để đón quân giải phóng vào Sài Gòn. Khi quân ta tiến vào, mặc dù hỏa lực của hai bên quyết liệt nhưng người dân vẫn hiên ngang đứng dọc đường vẫy cờ xanh đỏ sao vàng để đón. Cảnh tượng nổi bật đó đã thể hiện khát vọng của người dân là sẵn sàng hy sinh để được đón quân giải phóng vào dù đứng dưới làn đạn của hai bên. Tôi cũng không biết người dân chuẩn bị từ khi nào nhưng khi quân đoàn 3 tiến vào, xe tăng, thiết giáp, ô tô đi đến đâu đã thấy ngợp trời cờ xanh đỏ sao vàng. Khi đoàn quân tiến về phía Dinh Độc Lập, người dân xung quanh đã mang từng túi cơm, nước ra để tiếp tế cho đoàn quân. Trong các túi là từng nắm cơm trắng, nhìn cơm trắng mà tôi và các anh em ngỡ ngàng vì 10 năm chống Mỹ chưa bao giờ được thấy một hạt cơm trắng như thế. Bởi thường anh em chỉ được ăn cơm gạo mốc từ miền Bắc chuyển vào, nấu còn không ra cơm. Từng túi cơm được bỏ lên trên xe, nhưng dù không được ăn gì từ tối hôm trước nhưng không ai dám ăn vì còn đang tiến về Dinh Độc Lập”.
“Lúc đó đoàn xe chỉ có thể đi rất chậm không phải vì địch cản mà người dân ở khắp nơi tỏa ra đông nghẹt đường, có những ông bà già trên tay bế em bé cũng lao ra và kêu to: Các chú ơi cho chúng tôi được bắt tay một cái. Những cái bắt tay rất vội lúc đó là những cái bắt tay ấm đến tận tim mà tôi còn nhớ mãi đến bây giờ. Đi đến đâu thì dân cũng hô to với chúng tôi đoạn nào vẫn còn địch, đoạn nào địch đã bỏ chạy để mình sẵn sàng chuẩn bị súng, pháo và cao xạ trên xe tăng nếu có chống đối. Khoảnh khắc 30/4 để lại trong tôi ấn tượng nhất đó là khát vọng, niềm hân hoan của người dân khi quân giải phóng tiến vào”- giọng ông tràn đầy cảm xúc.
Niềm tiếc nuối nhất
Niềm hân hoan của ông chợt dừng lại khi kể về những hy sinh ngay trước ngưỡng cửa của hòa bình, của thời khắc 11h30 ngày 30/4/1975 lịch sử. Với ông, trong chiến tranh thì việc chứng kiến những cái chết là bình thường và ngay cả mạng sống của mình cũng coi “nhẹ tựa lông hồng”. Thế nhưng, cái chết của đồng đội ông, những người hy sinh ở ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình đó luôn là nỗi day dứt lớn nhất đối với người cầm quân, lãnh đạo.
Ông xúc động nói: “Chiến tranh là mất mát, nhưng đau đớn nhất là cái mất mát trước mặt mà không cứu được, là cái chết của người đồng đội ngay trước giờ vinh quang”.
Ông bồi hồi nhớ lại: “Khi nghe tin Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đề nghị ngừng bắn để thương lượng, Tư lệnh Quân đoàn 3 đã chỉ huy cho tôi dẫn quân tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Lúc đi qua khu vực ngã tư Bảy Hiền, 3 chiếc xe tăng của Quân đoàn 3 đang đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng Tham mưu chính quyền Sài Gòn bị đối phương dùng vũ khí chống tăng từ trên cao bắn xuống, ba chiếc xe tăng của ta bị cháy một lúc. Khi xe tăng của chúng tôi tiến vào Sài Gòn hai bên vẫn đánh nhau, đạn pháo vẫn nổ. Lúc tôi đi qua đấy là 11h và xe tăng vẫn cháy ngùn ngụt, dân đứng hai bên đường vẫy và kêu lên các chú ơi cứu lấy mấy chú ở trên xe tăng, họ đang nằm trong đấy cả. Tuy nhiên, thời điểm đó là những giây phút cam go, sinh tử giữa ta và địch, tôi buộc lòng phải ra lệnh tiếp tục tấn công, đánh sâu vào bên trong cơ quan đầu não của địch, thời cơ thì chỉ có một nên tất cả đều phải nhắm mắt, nghiến răng vượt qua… Đây là một quyết định khó khăn mà mãi cho đến bây giờ vẫn khiến tôi ám ảnh, day dứt”- Trung tướng Thước nghẹn ngào chia sẻ.
Trải qua bao cuộc chiến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã được chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử, được nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, được thấy cảnh Nam Bắc reo vui chào đón ngày thống nhất. Và giờ đây, mỗi ngày ông đang được thấy đất nước trên đường phát triển.
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics