Trước vấn nạn tin giả: Hãy kiểm chứng thông tin trước khi hành động
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Indonesia lao đao trước vấn nạn tin giả | |
Thông tin giả và mối đe dọa thật đối với an ninh quốc gia | |
Nan giải bài toán tin tức giả |
Những thông tin sai lệch, bịa đặt về các phương pháp điều trị, thậm chí cả vaccine phòng chống dịch tràn ngập các trang mạng xã hội, không chỉ khiến nỗ lực kiểm soát dịch trở nên khó khăn hơn và còn gây hoang mang cho người dân.
Mới đây, đã có những thông tin trên mạng cho rằng chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có thể lây nhiễm qua đường muỗi đốt và đồ ăn của Trung Quốc. Song, trên thực tế, thông tin này hoàn toàn là không đúng sự thật. Các nhà khoa học cho rằng đây là chủng virus đường hô hấp và chủ yếu lây lan qua các giọt bắn từ dịch tiết hô hấp của người nhiễm bệnh.
Không ít những thông tin còn nói rằng rửa mũi thường xuyên bằng nước muối có thể ngăn chặn được việc nhiễm virus SARS-CoV-2. Trên thực tế, không có bằng chứng nào khẳng định việc rửa mũi thường xuyên bằng nước muối có thể bảo vệ hoặc tránh được nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp, mà chỉ có thể giúp một số người phục hồi nhanh hơn sau cảm lạnh thông thường.
Một số tuyên bố trên các trang mạng xã hội thậm chí còn cho rằng xịt cồn hoặc chất clo lên khắp cơ thể có thể tránh được nguy cơ lây nhiễm, dùng nước súc miệng hay uống thật nhiều nước có thể đẩy virus ra ngoài. Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho điều này. Trên thực tế thói quen vệ sinh sạch sẽ như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần ở nơi công cộng có thể giảm được nguy cơ lây nhiễm dịch. Thông tin máy sấy tay có tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 cũng không được xác nhận, mà trên thực tế chỉ có lời khuyên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc chất có chứa cồn, sau đó nên lau khô bằng khăn giấy hoặc máy sấy.
Thời tiết nóng, lạnh hay tuyết, ăn tỏi hay tắm nước nóng cho đến nay cũng chưa được chứng minh là cách có thể bảo vệ hay tránh được nguy cơ lây nhiễm. Cho đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định hay cho rằng Covid-19 bị tác động trong điều kiện thời tiết hay mùa. Cách tốt nhất để bảo vệ chính mình vẫn là rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với bất kỳ người nào có thể hay nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bằng cách này, mọi người có thể loại được virus có thể tồn tại trên tay và tránh được nguy cơ nhiễm virus có thể xảy ra nếu đưa tay lên mắt, miệng hay mũi.
Với quan niệm cho rằng phải đeo khẩu trang mọi lúc khi ra đường. Giới khoa học cho rằng với những người khỏe mạnh, không có triệu chứng hay không được chẩn đoán mắc Covid-19, cần đeo khẩu trang nếu đang chăm sóc một người nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2. Khẩu trang chỉ hiệu quả nếu bạn đang ho hoặc hắt xì - trong trường hợp đó bạn nên tự cách ly và chỉ khi được sử dụng kết hợp với rửa tay thường xuyên và các biện pháp vệ sinh khác.
Đối với các phương pháp điều trị, hiện nay giới y học thế giới khẳng định chưa có loại vaccine hay thuốc đặc trị nào. Vì vậy, những thông tin cho rằng kháng sinh có thể ngăn chặn hay điều trị được Covid-19 là hoàn toàn sai lầm. Về lý thuyết kháng sinh không có hiệu quả chống virus, mà chỉ hiệu quả với vi khuẩn nên nó sẽ không thể ngăn ngừa hay điều trị cho những người nhiễm virus SARS-CoV-2. Với những trường hợp đã nhiễm chỉ có thể làm giảm hoặc điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc giảm sốt không kê đơn như paracetamol.
Vậy nên chúng ta đừng nên "truyền bá, like hay share" bất kỳ thông tin nào nếu chưa được kiểm chứng.
Tin liên quan
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển cơ quan điều tra 3 vụ kinh doanh hàng giả trên mạng xã hội
18:42 | 27/07/2024 An ninh XNK
Khó khăn trong xử lý kinh doanh thuốc qua mạng xã hội
09:37 | 28/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
18:48 | 05/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
20:35 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
08:57 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland
08:56 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, sâu nhất là xăng E5RON92
15:19 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá
14:36 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael Higgins
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
20:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
08:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics