Tuyệt đối không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
Dịch cúm A/H7N9 đang hoành hành ở Trung Quốc khiến nhiều người tử vong đang đe dọa xâm nhập Việt Nam, trong khi đó trong nước dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát ở nhiều nơi. Để đối phó với tình trạng này, Bộ Y tế đang có giải pháp cụ thể gì, thưa ông?
Từ tháng 12/2016 đến nay, tại Trung Quốc ghi nhận hàng ngàn người mắc cúm A/H7N9, trong đó đã có 87 người tử vong. Trong khi đó, việc giao lưu đi lại giữa người dân 2 nước Việt Nam và Trung Quốc hiện là rất lớn và tình trạng nhập lậu gia cầm trên tuyến biên giới vẫn xảy ra, nên nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam rất lớn. Để đối phó với nguy cơ này, Bộ Y tế đang tích cực theo dõi tại các điểm giám sát cúm trọng điểm và thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện kịp thời các ca bệnh. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong mùa Đông Xuân, khí hậu lạnh ẩm là điều kiện thuận lợi bùng phát các dịch cúm nguy hiểm như cúm A/H5N1, H7N9 với nguy cơ biến chủng của vi rút cúm rất cao.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng vừa có công văn khẩn gửi các cơ quan liên quan đề nghị không chủ quan, lơ là trong phòng, chống các dịch cúm gia cầm, tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 từ Trung Quốc và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam. Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và khu vực dân cư biên giới; tuyên truyền, giám sát, phát hiện đấu tranh và không tiếp tay cho hoạt động buôn bán tiêu thụ; khẩn trương rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo chống dịch về người, nguồn lực, kinh phí ứng phó khi có dịch cúm gia cầm xảy ra; giám sát, phát hiện kịp thời sự xâm nhiễm của virus A/H7N9.
Hiện người dân đang khá lo lắng trước thông tin dịch có thể ảnh hưởng tới việc chăn nuôi, bản thân người tiêu dùng cũng khá lo ngại về dịch, ông có thể nói gì về điều này?
Dù là gia cầm sống hay gia cầm đông lạnh, trứng gia cầm khi nhập khẩu, giao thương trên thị trường đều phải có dấu kiểm dịch của cơ quan chức năng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì mới được coi là đảm bảo chất lượng. Còn tất cả các sản phẩm từ gia cầm sống đến thịt gia cầm đông lạnh, trứng gia cầm, nếu nhập lậu qua các đường tiểu ngạch, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan.
Với người dân, tuyệt đối không nên sử dụng gia cầm, trứng gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ bởi hiện nhiều người quan niệm rằng thịt gà đông lạnh, trứng gà khi được luộc chín sẽ tiêu diệt được vi rút nên có thể sử dụng thoải mái song mấu chốt vấn đề là trong quá trình vận chuyển và chế biến không loại trừ vi rút cúm gia cầm vẫn có thể lây lan, lây truyền bệnh, do vậy người tiêu dùng vẫn có thể nhiễm bệnh như thường.
Để chủ động phòng chống cúm A/H5N1, H7N9… ở người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Người trở về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics