Tỷ phú Thái mua 53% cổ phần Sabeco- Việt Nam dần mất đi các thương hiệu mạnh?
Ông đánh giá như thế nào về thương vụ bán hơn 343 triệu cổ phần tại Sabeco vừa qua với mức giá bình quân 320.000 đồng/cồ phần?
Tôi cho rằng thương vụ này khá thành công. Đặc biệt, chúng ta thành công trong việc bảo vệ mức giá bán khá tốt. Đây là thương vụ đầu tiên Nhà nước bán với tỷ lệ lớn như vậy. Điều này khiến nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận mua với mức giá cao để có thể có quyền kiểm soát, được quyết định. Thành công này cũng là kinh nghiệm rút ra đối với các thương vụ về sau, Nhà nước có thể bán lô lớn cho nhà đầu tư chiến lược, sẵn sàng mua với mức giá cao.
Sabeco là DN được đánh giá có tiềm năng lớn nhưng cuối cùng chỉ còn hai nhà đầu tư quan tâm. Một trong những lý do khiến “miếng bánh ngon” này thu hút ít sự quan tâm như vậy có phải là bởi các nhà đầu tư không có đủ thời gian để tìm hiểu, cân nhắc, thưa ông?
Ban đầu khi tổ chức các buổi Road show, có cả danh sách dài các nhà đầu tư quan tâm đến thương vụ mua cổ phần tại Sabeco. Tuy nhiên, khi Bộ Công Thương đưa ra mức giá 320.000 đồng/cổ phần, nhiều nhà đầu tư ngoại cảm thấy cao, khá xa so với mức giá kỳ vọng ban đầu nên không tham gia, chỉ còn nhà đầu tư Thái Lan quan tâm.
Về mặt thời gian, tôi cho rằng, các nhà đầu tư đã có thời gian khá dài tìm hiểu về hoạt động của Sabeco để xác định mức giá có thể chấp nhận được. Tuy thời gian công bố giá khởi điểm đấu giá mà Bộ Công Thương đưa ra so với thời điểm chốt giá hơi gần, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng gì trong việc đưa ra quyết định của nhà đầu tư.
Trong thương vụ Sabeco, tỷ phú Thái Lan đã thông qua DN nội địa để thâu tóm hơn 50% cổ phần. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại, DN Thái sẽ “nuốt trọn” Sabeco, thậm chí tới đây dễ có nguy cơ chuyển giá. Quan điểm của ông như thế nào?
Về vấn đề nhà đầu tư Thái Lan thông qua DN nội địa để mua cổ phần Sabeco, các nhà đầu tư nước ngoài luôn có một pháp nhân để thực hiện các thương vụ nhằm tránh những rủi ro ảnh hưởng toàn bộ hệ thống cũng như để phù hợp với quy định pháp lý. Đó hoàn toàn là vấn đề kỹ thuật, không ảnh hưởng gì đến các hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam. Quan trọng là nhà đầu tư có tiền tham gia.
Trên thực tế, sớm hay muộn nhà đầu tư sẽ tính đến chuyện thâu tóm toàn bộ DN, song mấu chốt là khi tiếp tục bán cổ phần thì bán giá tốt, không bị thiệt hại. Ở đây, điều gây băn khoăn là sau khi nhà đầu tư tham gia vào có thể tiến hành chuyển giá để làm DN lỗ, ép phía Việt Nam bán giá thấp đi như trường hợp của Coca Cola. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam đã có những bài học kinh nghiệm, sẽ kiểm soát được vấn đề chuyển giá. Cụ thể hơn như kiểm soát chặt chi phí đầu vào, các vấn đề về nguồn nguyên liệu. DN không thể đẩy chi phí đầu vào lên đột biến. Ngoài ra, trong hợp đồng hợp tác chiến lược có thể có quy định khi thoái vốn tiếp không bán ở mức giá thấp hơn, đảm bảo lợi ích cho phía Nhà nước. Trong trường hợp cụ thể của Sabeco, về mặt tổng thể, nhà đầu tư mua Sabeco là công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu tiến hành chuyển giá, giá cổ phiếu sẽ đi xuống. Đó cũng là yếu tố khiến nhà đầu tư ngoại cân nhắc khi có ý định thực hiện.
Xét về mặt tổng thể lợi ích, nếu kiểm soát chặt, có vẻ như Việt Nam không thua thiệt gì khi bán phần lớn cổ phần của DN nhà nước cho nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, thực tế dễ thấy là, Nhà nước thu tiền về, song Việt Nam sẽ dần mất đi các thương hiệu mạnh. Theo ông, vấn đề này có đáng quan ngại?
Đó là góc nhìn hơi cục bộ trong nước. Trên thế giới, các thương hiệu lớn đều được sở hữu bởi khối tư nhân. Trong một giai đoạn nhất định, Việt Nam phải chấp nhận việc đánh đổi, giống như vay ODA để phát triển kinh tế. Việt Nam đang cần vốn để giải quyết nhiều vấn đề trong nước nên phải cân bằng giữa cái được và mất. Tôi cho rằng, Chính phủ cũng sẽ cân nhắc nhiều trong việc bán hay không bán và bán bao nhiêu phần trăm cổ phần ở các DN nhà nước. Trên cơ sở phân tích cái được, cái mất mới đưa ra các quyết định.
Điểm băn khoăn chỉ là làm sao cho các nhà đầu tư trong nước đủ lớn mạnh để tham gia các thương vụ, giữ lại thương hiệu cho người Việt Nam thay vì về tay các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các DN trong nước vẫn tham gia các thương vụ thoái vốn quy mô vừa và nhỏ của Nhà nước. Nhiều tập đoàn như Vingroup, Thành Thành Công, Massan… vẫn đủ khả năng để thâu tóm, hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài trong các thương vụ này. Tuy nhiên, với quy mô giá trị lớn như thương vụ của Sabeco, rất khó có nhà đầu tư Việt Nam nào đủ khả năng thâu tóm. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có sự hỗ trợ của các ngân hàng đầu tư phía sau chứ không chắc đủ khả năng để mua lại.
Như vậy, trong câu chuyện này, điểm quan trọng hiện nay là sau khi bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, thu được nguồn vốn, Nhà nước cần có cơ chế xây dựng hạ tầng, hỗ trợ DN trong nước phát triển đủ mạnh, trở thành công ty có thể cạnh tranh trên tầm thế giới. Điều này có thể thông qua việc tạo điều kiện về vốn, lãi suất, hỗ trợ khởi nghiệp… Bên cạnh đó, vấn đề phải tính đến nữa là đẩy mạnh hơn các quỹ hỗ trợ DN hiện nay. Phát triển nội lực như vậy là cách duy nhất giúp Việt Nam giữ được các thương hiệu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
21:17 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
15:56 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi phạm về chất lượng, một cây xăng bị phạt trên 600 triệu đồng
14:05 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
11:39 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
08:41 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics