Vẫn “khát” lao động những tháng cuối năm
Nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Là thị trường lao động lớn nhất cả nước, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, từ nay đến cuối năm, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của TPHCM là khoảng 136.000 - 150.000 người, tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ; công nghiệp - xây dựng và nông, lâm, thủy sản.
Trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm: Cơ khí; sản xuất hàng điện tử; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống; hóa dược - nhựa - cao su chiếm 20,12%. Chín ngành dịch vụ chính gồm: Thương mại; vận tải kho bãi; du lịch; bưu chính viễn thông; công nghệ thông tin; truyền thông; tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; kinh doanh tài sản - bất động sản; thông tin tư vấn khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo; y tế, chiếm 52,89%.
Đáng chú ý, theo đánh giá của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, với sự thay đổi của nền kinh tế số, hầu hết các công việc đều đòi hỏi sự am hiểu về công nghệ, yêu cầu cao về kỹ năng. Do đó, người lao động cần chủ động trang bị kiến thức, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Theo đó, trong những tháng cuối năm, nhu cầu nhân lực có trình độ đại học trở lên chiếm 21,84%, cao đẳng (18,46%), trung cấp (25,88%), sơ cấp (20,4%); nhu cầu lao động chưa qua đào tạo (3,42%). Trong khi đó, nhu cầu việc làm của người lao động cũng tập trung ở các nhóm ngành kinh doanh, thương mại, hành chính - văn phòng – biên, phiên dịch, kế toán, nhân sự, marketing…
Còn tại TP Hà Nội, khi những tín hiệu tích cực từ sự phục hồi của nền kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, tạo hiệu ứng kích thích các hoạt động của thị trường lao động nhộn nhịp trở lại. Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân sự, đảm bảo kế hoạch hoạt động nửa cuối năm. Theo chỉ tiêu được đăng tải trên sàn việc làm Hà Nội – vieclamhanoi.vn. Theo thống kê chỉ riêng trong tháng 7/2022. Đã có hơn 500 chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng ở nhiều ngành nghề như: Nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên y tế, nhân viên kinh doanh, công nhân may, kỹ sư, kế toán, công nhân sản xuất, kỹ thuật viên, lao động phổ thông…, với nhiều phân khúc mức lương, dao động từ 5 - 20 triệu đồng/tháng.
Lao động chất lượng cao phục vụ cho chuyển đổi số đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Ảnh DN cung cấp |
Vẫn “khát” lao động chất lượng cao
Đánh giá về tình hình thị trường lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, nhu cầu tuyển dụng trong năm nay là gần 1,3 triệu lao động, tăng gần 20% so với năm 2021. Nhu cầu tuyển dụng gia tăng nhưng theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nguồn cung lao động vẫn chưa đủ để đáp ứng, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
Theo bà Hà Nguyễn, Giám đốc Công ty Cung cấp giải pháp nhân sự Adecco Hà Nội, trong quý 2/2022, số lượng yêu cầu tuyển dụng tương tự so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng trội hơn hẳn khi cố gắng tái khởi động kinh doanh, hoặc thậm chí là tăng trưởng sau dịch Covid-19.
“Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) tiếp tục ở mức cao. Các xu hướng như chuyển đổi số, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây và internet vạn vật không chỉ mang lại cho nhân sự CNTT cơ hội việc làm đa dạng tại các doanh nghiệp Việt Nam mà còn mở ra khả năng làm việc từ xa cho các công ty và dự án từ nước ngoài. Do đó, mặc dù nhiều doanh nghiệp đưa ra mức lương và các chế độ phúc lợi hấp dẫn, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi tuyển những ứng viên có chuyên môn cao”, bà Hà Nguyễn cho biết.
Bên cạnh CNTT, nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp sản xuất như: điện tử, dệt may và hóa chất cũng tăng đáng kể trong năm nay và rất có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Lý giải nguyên nhân, bà Hà phân tích, từ vài năm trước, Việt Nam đã được hưởng lợi nhiều từ việc dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc và việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do với châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Gần đây, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng với sự gián đoạn sản xuất ở Trung Quốc khiến Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á khác được xem như là điểm đến tiềm năng cho ngành sản xuất. Tuy nhiên, việc thiếu lao động có kỹ năng là một trong những trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp.
Nhận định về nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới, bà Thanh Lê, Giám đốc quốc gia Adecco Việt Nam cho biết, ngoài các doanh nghiệp sản xuất và công nghệ, thì các công ty trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và đồ uống, điện tử tiêu dùng và năng lượng cũng tìm đến chúng tôi với nhu cầu tuyển dụng đáng kể. Thêm vào đó, việc tìm kiếm ứng viên cho các vị trí kỹ sư phần mềm, bán hàng, marketing và thương mại là rất cạnh tranh vì các ứng viên hiện có rất nhiều cơ hội từ những doanh nghiệp mới trên thị trường.
Với các ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như du lịch, nhà hàng, khách sạn, giải trí, các chiến dịch tuyển dụng lớn và các hoạt động xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có thể giúp giảm bớt tình trạng “khát” lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong các lĩnh vực này sẽ đối mặt với rủi ro mất đi nhân sự chủ chốt vào tay các doanh nghiệp khác, vì sau đại dịch, người lao động nhận ra các ngành có văn hóa linh hoạt và phát triển ổn định sẽ hấp dẫn hơn và ít bị tổn thương hơn khi đối mặt với các thay đổi từ thị trường.
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
Hải quan Lào Cai ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hải quan Quảng Trị quyên góp, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics