Dân số “vàng” nhưng chất lượng lao động chưa “vàng”
Doanh nghiệp đề xuất giải pháp tạo nguồn lao động có chất lượng | |
Nâng "chất" lao động xuất khẩu | |
Phát triển nguồn lao động chất lượng cao cho thị trường các nước Đông Á |
Để phục hồi chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch cần nhiều giải pháp đồng bộ. Ảnh: T.D |
Nguy cơ mất cơ hội hút vốn FDI dịch chuyển sau dịch
Đánh giá về thị trường lao động trong thời gian qua, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, những kết quả rõ nét trong phục hồi kinh tế đất nước sau đại dịch giúp cộng đồng doanh nghiệp (DN) lấy lại được nhịp độ tăng trưởng, đồng thời mang lại sự khởi sắc của thị trường lao động Việt Nam.
Cùng với đó, bức tranh quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động cũng có thay đổi lớn. Dưới tác động kép bởi đại dịch Covid-19 và Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động Việt Nam đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ, trong đó nổi lên 2 thách thức lớn. Đó là, thiếu hụt lao động có kỹ năng, và các thay đổi rất nhanh về yêu cầu kỹ năng đối với người lao động dưới tác động của việc thay đổi công nghệ, đặc biệt là tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số. Các thay đổi nói trên khiến cho việc khớp nối cung cầu trên thị trường lao động ngày càng khó hơn, nhất là ở những vị trí, yêu cầu kỹ năng cao.
Thách thức nói trên cũng là nút thắt của DN Việt Nam trong phục hồi và phát triển, cũng như là nguy cơ Việt Nam sẽ để mất cơ hội thu hút dòng đầu tư FDI dịch chuyển sau đại dịch Covid-19 và các biến động của chính trị quốc tế.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn dân số "vàng" nhưng chất lượng lao động lại chưa phải là "vàng". Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt 26,1%; cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường. Việc thay đổi kỹ năng của lao động phụ thuộc vào công tác đào tạo nhưng sự thay đổi chương trình đào tạo chính quy tại các trường giáo dục nghề nghiệp luôn có độ trễ so với nhu cầu trên trị trường lao động. Vì vậy, các chương trình đào tạo ngắn hạn trực tiếp tại DN được coi là một trong những giải pháp tối ưu để có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt về kỹ năng lao động hiện tại.
Để khắc phục tình trạng trên, chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động khi gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cần linh hoạt hơn trong cơ chế phối hợp giữa đơn vị sử dụng lao động với cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các phương án phù hợp với nhu cầu vị trí việc làm của DN. Kéo dài thời gian thực hiện chính sách và điều chỉnh các điều kiện để có thêm nhiều DN và người lao động được tham gia. Quốc hội, Chính phủ xem xét có ưu đãi giảm thuế thu nhập cho DN thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ tại DN đáp ứng đúng tiêu chuẩn về đào tạo nội bộ trong DN.
Có cơ chế để doanh nghiệp tham gia vào việc đào tạo cấp chứng chỉ cho lao động
Việt Nam đang có mục tiêu và khát vọng trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Chìa khóa vàng để mở cánh cửa đầu tiên đến với mục tiêu này là nhanh chóng xây dựng lực lượng lao động chất lượng vàng, có năng suất cao, thu nhập cao. Để thực hiện điều này, cần có những giải pháp mạnh và đột phá trong đó có việc tạo điều kiện và phát huy vai trò của DN không chỉ là người sử dụng mà là chủ thể trực tiếp tham gia bồi dưỡng đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động.
Đại diện cho các DN nhỏ và vừa, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Nguyễn Văn Thân cho biết, DN nhỏ và vừa chiếm 98% trong khoảng 800.000 DN, thu hút khoảng 60% lao động. Tuy nhiên hiện nay, nhu cầu lao động của các DN rất lớn, chính vì vậy, ông Nguyễn Văn Thân đề nghị một số nội dung như nghiên cứu chế độ tiền lương phù hợp với lao động tay nghề cao, tư duy đột phá để giữ chân họ. Đồng thời, xem xét, nghiên cứu giảm thuế thu nhập DN cho các DN nhỏ và vừa nếu chứng minh được việc thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho người lao động (thay vì chứng minh chi phí bằng hóa đơn chứng từ phức tạp như hiện nay thì nên nghiên cứu cho DN được giảm thuế tương tự như trường hợp DN sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật…).
Có giải pháp tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động trong nước và ngoài nước, khuyến khích lao động học nghề, đào tạo, xuất khẩu lao động ở nước ngoài về nước làm việc, phát triển nhà ở xã hội cho họ về nước an cư lạc nghiệp. Đặc biệt là nghiên cứu mô hình trả lương linh hoạt, ví dụ có thể người lao động ứng trước một khoản lương khi cần để tránh tình trạng vay nặng lãi, tín dụng đen; nghiên cứu phát triển các đô thị công nghiệp như nhiều nước đã làm để tạo thuận lợi cho người lao động sinh sống, làm việc.
Là địa phương có số lượng lao động lớn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, Bắc Giang xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động hội nhập là một trong các khâu đột phá.
“Từ thực tế địa phương, chúng tôi cho rằng, để phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập cần chú trọng vào một số giải pháp trọng tâm như phát triển hài hòa giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Có quy định về tỉ lệ lao động kỹ thuật giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài trong DN. Về phía Bắc Giang, chúng tôi đã có chiến lược đào tạo trong thời gian tới có đủ nguồn nhân lực thay thế gần 1 vạn lao động nước ngoài đang làm việc trong các KCN. Cuối cùng, cần sớm có cơ chế để các DN, nhất là DN đầu tư nước ngoài, tham gia vào việc đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho người lao động. Thực tế các DN vẫn đào tạo cho người lao động tại DN nhưng cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện nên chưa có chứng chỉ được công nhận. Khi có cơ chế, các DN có công nghệ mới, kỹ thuật mới có thể tham gia đào tạo nghề cho lao động tại địa phương, tạo nên chuỗi giá trị bền vững”, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề xuất.
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
06:48 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
16:11 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bão Yagi
06:07 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
13:12 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
07:37 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics