Vì sao cần tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 phòng Covid-19?
Đã triển khai tiêm được hơn 216 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 | |
Tiêm mũi 3 vắc xin AstraZeneca cho người đã tiêm đủ liều cơ bản vắc xin Pfizer hoặc Moderna |
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo những người bị suy giảm miễn dịch, những người có tuổi vẫn phải là đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin mũi 4. Ảnh: Hải Yến |
Nguy cơ lây lan nhanh
Hiện nay biến chủng BA.4, BA.5 đã lan nhanh trên toàn cầu với 6 khu vực Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang giám sát. Tỷ lệ tử vong hay tỷ lệ mắc bệnh nặng không có sự khác biệt với các chủng trước, nhưng vẫn phải lưu ý đến tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh nặng liên quan đến nhóm người già và nhóm có yếu tố nguy cơ bệnh nền. Cùng với sự gia tăng số mắc mới là sự gia tăng về số người nằm viện.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tỉ lệ mắc của trẻ em trong thời gian qua, từ lúc bắt đầu dịch đến giờ, cũng tương đương với tỉ lệ mắc trên người lớn, tức là khoảng 20-25% trẻ em mắc Covid-19. Với các ca bệnh khó, bệnh nặng chủ yếu liên quan đến bệnh mãn tính, bệnh nền. Đây là những yếu tố nguy cơ trên nhóm nguy cơ. Đồng thời trẻ em là nhóm yếu thế bởi chưa được tiêm chủng nhiều, đặc biệt là nhóm dưới 11 tuổi. Do vậy, nếu biến chủng BA.4, BA.5 lây lan nhanh sang cộng đồng, tức là trẻ em có lây lan và có tỉ lệ mắc bệnh nặng và đặc biệt trẻ em là nguồn lây sang cho người già, người lớn khác dễ dàng hơn vì đối với trẻ em, thông thường các giải pháp liên quan đến khẩu trang, khử khuẩn kém hơn so với người lớn.
Đánh giá về sự lây lan của biến thể mới này, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), biến thể BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2, từ 10%-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5. Ở Việt Nam, đến nay, sau 4-6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản. Như vậy, miễn dịch đối với những người này đã giảm, người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi còn giảm hơn nữa. Do đó, những đối tượng này cần phải tiêm nhắc lại đúng lịch, đúng liều là rất quan trọng để duy trì miễn dịch, tránh dịch xâm nhập. Cùng với đó, cần thiết phải tiêm cho cán bộ y tế tuyến đầu - những người có nguy cơ cao.
PGS-TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, biến thể BA.4, BA.5 đã lan nhanh trên toàn cầu với 6 khu vực WHO đang giám sát. Trong tuần qua, biến thể BA.4, BA.5 chiếm đến 55% trong tổng số mẫu toàn cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại. Do đó, phải lưu ý đến tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh nặng liên quan đến nhóm người già và nhóm có yếu tố nguy cơ bệnh nền.
Tiêm vắc xin nhắc lại là cách phòng bệnh tốt nhất
Trước việc xuất hiện thêm các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 như hiện nay, trong bối cảnh biến thể BA.5 đang lây lan nhanh trên thế giới đã xâm nhập vào nước ta, để phòng bệnh, theo ông Lân, nếu thực hiện các biện pháp ngăn chặn cơ học hay biện pháp hành chính xã hội sẽ không tạo sự đồng thuận hoặc sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 sẽ củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt là sẽ phòng được BA.5, kể cả nhập viện, chuyển nặng và tử vong. Nếu có nhiễm đi nữa thì cũng sẽ nhẹ hơn. Một điểm chúng ta nhìn thấy ở đây là đặc thù của vắc xin SARS-Cov-2 khi chậm lại. Miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian, sau 4 đến 6 tháng. Nên việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin phòng Covid-19 là một trong những biện pháp tốt nhất để chúng ta phòng các biến thể mới xâm nhập như là BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác”, Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá, ngành y tế Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và việc chúng ta sử dụng các biện pháp như đeo khẩu trang ở những không gian kín, rửa tay... cũng sẽ giúp chúng ta kiểm soát được dịch. Phải khẳng định là Việt Nam có một hệ thống giám sát bệnh cực kỳ tốt, điều này có thể giúp Chính phủ Việt Nam phát hiện sớm các nhóm gene hoặc các biến chủng mới.
Các biện pháp chúng ta đang triển khai thực hiện là cần thiết để phát hiện và khẳng định các ca bệnh mới, nhưng chúng ta cũng có những công cụ để phát hiện và kiểm soát, chính là vắc xin. Hiện tại, vắc xin Việt Nam đang sử dụng cũng có hiệu quả đối với các biến chủng BA.4 và BA.5. Đấy chính là lý do mà Chính phủ Việt Nam vẫn khuyến cáo người dân tiêm các mũi vắc xin phòng Covid-19 mũi nhắc lại, mũi tăng cường. Ngoài ra, tiêm vắc xin sẽ giúp bảo vệ cho từng cá thể khỏi mắc bệnh hoặc khỏi bị bệnh nặng.
“Trong hoàn cảnh của toàn thế giới hiện nay và nguồn cung vắc xin rất hạn chế, chúng ta cần ưu tiên vắc xin cho các đối tượng dễ bị tổn thương, ví dụ như những người suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, đáp ứng vắc xin ở các đối tượng không như nhau, ví dụ như người suy giảm miễn dịch thì đáp ứng không như những người bình thường. Chính vì vậy, WHO khuyến cáo những đối tượng như vậy phải được nhận mũi tiêm thứ 3, 4 bởi khả năng của họ để tạo ra miễn dịch chống lại bệnh không như những nhóm khác”, TS. Socorro Escalante nhấn mạnh.
Cũng theo TS. Socorro Escalante, đối với liều thứ 4, WHO khuyến cáo những người bị suy giảm miễn dịch, những người có tuổi vẫn phải là đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin.
Tin liên quan
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
Hải quan Lào Cai ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hải quan Quảng Trị quyên góp, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics