Việt Nam nêu quan điểm tại Phiên họp đặc biệt về tình hình Myanmar
Binh sỹ gác tại một điểm kiểm soát ở Mandalay, Myanmar, ngày 2/2/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN). |
Trên cơ sở đề nghị của Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh về tình hình nhân quyền tại Myanmar sau những diễn biến gần đây tại quốc gia Đông Nam Á này, vào cuối tuần qua, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva đã tiến hành Phiên họp đặc biệt lần thứ 29 theo hình thức trực tuyến.
Cuộc họp có sự tham dự của Phó Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Nada Al-Nashif, đại diện các nước và tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế phi chính phủ.
Tại phiên họp, đã có 30/47 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền và 37 nước quan sát viên đưa ra các bài phát biểu.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, cũng đã nêu lên quan điểm của Việt Nam trong vấn đề này.
Theo bà Lê Thị Tuyết Mai, là nước trong khu vực và cùng là thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam theo dõi sát các diễn biến tại Myanmar và hy vọng Myanmar sẽ sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước vì hòa bình, ổn định cũng như hợp tác trong khu vực, tiếp tục đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Đại sứ nêu rõ: “Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp dân chủ tại Myanmar, phù hợp với mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar."
Cũng tại Phiên họp đặc biệt này, có một số ý kiến cho rằng những gì đang diễn ra tại Myanmar là công việc nội bộ của quốc gia này. Trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc của Myanmar, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ các bên ở Myanmar tiến hành đối thoại và hòa giải, phù hợp với lợi ích của người dân nước này.
Ở góc độ của mình, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nên tập trung hỗ trợ giải quyết các vấn đề của Myanmar thay vì làm phức tạp tình hình.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực của Myanmar bên cạnh Liên hợp quốc, ông Myint Thu nhấn mạnh trong bối cảnh có những bất thường hậu bầu cử và tình hình phức tạp tại Myanmar, quân đội nước này buộc phải thực hiện trách nhiệm phù hợp với Hiến pháp.
Cũng theo Đại sứ Myint Thu, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở Myanmar từ ngày 1/2 và kéo dài một năm. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Myanmar được chuyển từ quyền Tổng thống sang cho Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Hội đồng hành chính nhà nước cũng đã được thành lập ngày 2/2 với 16 thành viên, gồm 8 sỹ quan cao cấp của quân đội và 8 thành viên dân sự.
Đại sứ Myint Thu nhấn mạnh Myanmar đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng phức tạp và đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Vì thế nước này mong muốn nhận được sự thấu hiểu và hợp tác mang tính xây dựng của cộng đồng quốc tế.
Đại sứ Myint Thu cam kết Myanmar sẽ tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc và ASEAN để đạt được hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững vì lợi ích của người dân Myanmar.
Theo thông báo, vào cuối phiên họp, theo đệ trình của Anh và EU, các thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (47 nước, trong đó có 2 nước ASEAN là Indonesia và Philippines) đã thảo luận và đồng thuận thông qua Nghị quyết “Tình hình nhân quyền Myanmar trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại nước này."
Nghị quyết bày tỏ quan ngại về cuộc đảo chính và các hành động vi phạm nhân quyền tại Myanmar; yêu cầu Cao ủy nhân quyền theo dõi và đánh giá tình hình nhân quyền tại Myanmar; cập nhật cho Hội đồng Nhân quyền tại Khóa họp 47 dự kiến diễn ra từ ngày 21/6-9/7 và trình Khóa họp 48 (dự kiến diễn ra từ ngày 13/9-1/10) một văn bản đánh giá toàn diện về tình hình nhân quyền tại Myanmar.
Tuy nhiên, trong phần phát biểu giải thích phiếu, một số nước như Trung Quốc, Nga, Venezuela, Bolivia và Philippines thông báo các nước này không đồng thuận với nghị quyết trên.
Trước đó, Đại sứ Myanmar cũng nói rõ việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về một quốc gia cụ thể là không thể chấp nhận được và Myanmar không ủng hộ dự thảo nghị quyết.
Tin liên quan
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics