Xu hướng phát triển của thế giới sau toàn cầu hóa
IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm nay | |
Chìa khóa thúc đẩy sự phục hồi và phát triển toàn cầu hậu Covid-19 | |
Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầu |
Cảnh báo sự phân mảnh toàn cầu sau toàn cầu hóa |
Thương mại thế giới không còn như trước. Điều đó là tất nhiên do đại dịch Covid-19, tuy nhiên, trên hết là do ảnh hưởng của những cuộc xung đột.
Người đứng đầu quỹ đầu tư lớn nhất nhì thế giới với hơn 10.000 tỷ USD tài sản BlackRock, ông Larry Fink viết rằng: "Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa mà chúng ta đã trải qua trong ba thập kỷ qua".
Khi gửi đến các cổ đông nội dung trên, ông Larry Fink đề cập đến những vấn đề rất thực tế đang được đặt ra, đó là an ninh năng lượng, chủ quyền công nghiệp và lạm phát do sự tái tổ chức trên quy mô lớn các chuỗi cung ứng. Những điều này đã tạo ra một trật tự quốc tế mới, trong đó sự phân mảnh sẽ gây ra những hậu quả mang tính cơ cấu đối với các quốc gia mới nổi.
Quá trình toàn cầu hóa rõ ràng dừng lại hơn một thập kỷ trước, thay vào đó là những nghịch lý của phi toàn cầu hóa. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dự báo mức trao đổi thương mại hàng hóa sẽ tăng 3% vào năm 2022, thấp hơn mức tăng trưởng toàn cầu, có thể là 4%. Nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy thương mại đã phát triển với tốc độ chậm hơn một chút so với sản xuất. Điều này cho thấy thực sự là một hình thức phi toàn cầu hóa đang hình thành.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phi toàn cầu hóa như nhu cầu sản xuất gần gũi hơn với người tiêu dùng, mức lương tăng ở các nước mới nổi, sự tập trung của các nhà sản xuất Trung Quốc vào thị trường nội địa của họ, nhận thức về sự mong manh của các chuỗi sản xuất kéo dài... khiến chủ nghĩa bảo hộ trở lại ở nhiều nước.
Phi toàn cầu hóa mang lại những cơ hội và cả rủi ro. Đây có thể là cơ hội để xây dựng một mô hình kinh tế bền vững hơn, dựa trên các ngành công nghiệp địa phương và chuỗi cung ứng ngắn hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này cũng cần được cân bằng và với sự tham gia của các quốc gia mới nổi.
Lạm phát gia tăng sẽ khiến lãi suất tăng, điều này sẽ khiến dòng vốn đầu tư chuyển hướng sang các sản phẩm và thị trường ổn định hơn, gây bất lợi cho các nước mới nổi, vốn được coi là khu vực rủi ro hơn. Sự khan hiếm nguồn vốn tài trợ có nguy cơ làm suy yếu quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia này.
Xu hướng phi toàn cầu hóa cũng không có gì mới nhưng việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine lại mang đến dấu hiệu của một thực tế khác, đó là sự phân mảnh của thế giới. Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva gần đây đã nói về "rủi ro ngày càng tăng" đó là "sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu thành các khối địa chính trị, với các tiêu chuẩn kinh doanh và công nghệ, hệ thống thanh toán và tiền tệ dự trữ khác nhau".
Tin liên quan
Nga cân nhắc lợi ích, để ngỏ khả năng rút khỏi Hội đồng Bắc Cực
13:26 | 07/02/2024 Nhìn ra thế giới
Bức tranh màu xám của thế giới năm 2023
08:32 | 02/01/2024 Nhìn ra thế giới
Lợi ích của toàn cầu hóa không chia đều, doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh hơn
15:19 | 21/12/2023 Kinh tế
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform