Lợi ích của toàn cầu hóa không chia đều, doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh hơn
Tại hội thảo quốc tế “Việt Nam trong mối quan hệ đối tác với các quốc gia lớn: Cơ hội và thách thức” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức vào ngày 21/12, Phó Hiệu trưởng PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã nâng cao quan hệ đối tác toàn diện với nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với việc thực thi và triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thì kinh tế nước ta đang đứng trước cả cơ hội và thách thức.
Phân tích kỹ hơn, PGS.TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, trên thế giới, nhiều quốc gia lớn đang theo đuổi các chính sách cạnh tranh với nhau, nên Việt Nam lại trở thành một điểm sáng mới trong chiến lược cạnh tranh này.
Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong mối quan hệ đối tác với các quốc gia lớn: Cơ hội và thách thức”. |
Bởi hiện nay, theo PGS.TS. Tạ Văn Lợi, chúng ta xuất khẩu nhiều đến các thị trường trọng điểm tại châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… nhưng cũng nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN… nên hoạt động thương mại của Việt Nam vẫn nằm xung quanh các chuỗi giá trị. Nên vấn đề này đặt ra cho Việt Nam cơ hội tận dụng các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận nhiều đối tác tiềm năng.
“Nhưng lợi ích của toàn cầu hóa không phải là chia đều cho các quốc gia, mà quốc gia nào có càng nhiều năng lực và tiềm lực thì sẽ chiếm được nhiều lợi thế hơn. Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, năng lực của doanh nghiệp còn tương đối yếu, nên cơ hội mở ra nhưng phần nhận được vẫn không quá lớn”, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế nhấn mạnh.
Cũng về vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang làm bạn với nhiều quốc gia lớn trên thế giới, nên đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nêu lên nhiều thách thức về an ninh, căng thẳng địa chính trị, điều chỉnh chính sách của các nước lớn… sẽ tạo ra những tác động tiêu cực tới kinh tế trong nước, nên nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2024.
Không những thế, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Học viện Ngoại giao còn cho biết, chủ nghĩa bảo hộ đang quay trở lại tại nhiều thị trường lớn, hẳng hạn như việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, Hoa Kỳ cũng áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu nhôm từ EU và Nhật Bản, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng… Vì thế, tình hình này sẽ khiến thương mại của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những hàng rào phi thuế quan hay các quy định riêng của từng thị trường, chẳng hạn như các tiêu chuẩn xanh của EU cũng nhiều vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.
Theo các chuyên gia, các động lực tăng trưởng cho 2024 và thời gian tới là cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu, đầu tư công được đẩy mạnh; rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn. Cùng với đó, vấn đề lạm phát và lãi suất đang giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu trong tầm kiểm soát… Cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế được thúc đẩy…
Nhưng PGS. TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung cần thay đổi, gia tăng sức mạnh để tận dụng những cơ hội và dư địa. Trong đó, các doanh nghiệp phải cải cách một cách mạnh mẽ, tìm các đối tác để chuyển giao công nghệ, nâng cao cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực… theho các tiêu chuẩn quốc tế.
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch cũng khuyến nghị, yếu tố cơ bản là cần cải thiện về năng lực kinh tế, đồng thời cơ quan quản lý nên đưa ra các chính sách để gia tăng khả năng cạnh tranh cho quốc gia và doanh nghiệp, cũng như tăng cường truyền thông để cộng đồng doanh nghiệp hiểu và có chiến lược chuẩn bị cho những biến động, xu hướng thay đổi từ các thị trường lớn trên thế giới.
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics