Xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD khi chuỗi cung ứng đứt gãy
Xuất khẩu dệt may, giày dép, đồ gỗ tăng trưởng mạnh trở lại | |
Xuất khẩu dệt may giảm tháng thứ 2 liên tiếp | |
Đơn hàng tốt lên, xuất khẩu dệt may sẽ khởi sắc ngay năm 2022? |
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: NT |
Tăng trưởng xuất khẩu hơn 11%
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý 3/2021 nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019.
Phát biểu tại buổi họp báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) sáng nay 7/12/2021 nhằm thông tin về Hội nghị tổng kết năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày 17/12/2021 tới, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas đánh giá: “Đây có thể xem là nỗ lực tuyệt vời của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại”.
Nhìn lại toàn bộ “bức tranh” xuất khẩu dệt may năm qua, ông Cẩm cho rằng toàn ngành đã trải qua nhiều cung bậc trạng thái. Trong quý 1/2021 nhiều doanh nghiệp trong ngành đã ký được hợp đồng đến cuối năm, thậm chí hết năm. Tuy nhiên, từ tháng 5/2021, dịch bùng phát ở các tỉnh phía Bắc, điển hình như tại các địa phương có nhiều doanh nghiệp dệt may như Bắc Giang, Bắc Ninh bắt đầu đặt ra nhiều lo lắng cho ngành.
Quý 3/2021 là thời gian tác động đang quan ngại nhất tới ngành dệt may khi từ tháng 7/2021, dịch bùng phát tại TPHCM và lan rộng ra các tỉnh phía Nam. Trong tháng 8/2021, xuất khẩu dệt may giảm đến 15,6% so với tháng 7/2021; tiếp đó xuất khẩu trong tháng 9/2021 lại giảm 9,2% so với tháng 8/2021.
Đầu tháng 10/2201 vẫn còn khó khăn, sau đó khi có Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành dệt may mới từng bước khả quan hơn.
Nhìn lại toàn cảnh tác động của dịch Covid-19 tới ngành dệt may từ khi bùng phát đến nay, ông Cẩm nêu rõ: Chuỗi cung ứng đã đứt gãy vài lần.
Đầu năm 2020 chứng kiến thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất dệt khi dịch bùng phát mạnh ở Trung Quốc, đứt gãy nguồn cung nguyên liệu. Sau đó, các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc... lại bùng phát dịch bệnh, sụt giảm nhu cầu. Doanh nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được.
“Năm 2021 chứng kiến điều ngược lại. Trong khi tại các thị trường như Mỹ, EU... phục hồi, nhu cầu dệt may tăng lên thì tại Việt Nam dịch bệnh lại bùng phát, thiếu nguồn lao động gây nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng. Như vậy, dịch Covid-19 đã tác động tới ngành dệt may cả từ đầu vào, sản xuất đến thị trường tiêu thụ”, ông Cẩm đánh giá.
3 kịch bản xuất khẩu năm 2022
Năm 2022, Vitas dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diến biến rất phức tạp, khó lường. Song tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU… đã mở cửa trở lại, đặc biệt là Việt Nam đã thay đổi chính sách từ “zero Covid-19” sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-CP.
Với kịch bản tích cực nhất, xuất khẩu dệt may năm 2022 có thể đạt 42,5-43,5 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Vitas xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản.
Thứ nhất, với kịch bản tích cực nhất tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý 1/2022, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 42,5 – 43,5 tỷ USD.
Ở kịch bản trung bình tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hướng đến là 40 – 41 tỷ USD.
Ở kịch bản thấp nhất trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng đạt 38 – 39 tỷ USD.
“Điều quan trọng nhất là Việt Nam có chống dịch, kiểm soát dịch thành công hay không”, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh.
Đáng chú ý, ở góc độ đơn hàng, ông Cẩm chia sẻ thêm: Tại thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 4/2022, tháng 5/2022.
Liên quan tới vấn đề các đối tác đã chuyển đơn hàng đi thị trường khác trong đợt dịch diễn biến căng thẳng tại Việt Nam thời gian qua, theo ông Cẩm, sau khi các doanh nghiệp được mở cửa hoạt động trở lại, các khách hàng đã dần quay trở lại.
Tình trạng các khách hàng chuyển đơn hàng đi và không quay trở lại tỷ lệ không nhiều. “Dệt may Việt Nam có thế mạnh, nhất là về tay nghề công nhân, ý thức làm việc tốt nhằm đảm bảo đơn hàng. Đây là điều không phải nơi nào cũng đáp ứng được”, ông Cẩm khẳng định.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD
18:56 | 16/08/2024 Xuất nhập khẩu
Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024
14:21 | 12/08/2024 Xuất nhập khẩu
Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam
14:18 | 12/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics