3 mấu chốt “cản chân” xuất khẩu hàng Việt
Nhờ các FTA, xuất khẩu hàng hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể thời gian qua. Ảnh: Lã Dịu |
Xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc
Theo thông tin Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) công bố mới đây, thời gian qua, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn. Khi được ký kết, đưa vào thực thi, các FTA tạo cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.
Đong đếm con số cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu nêu rõ: Trong 8 năm qua (2011-2018), thị trường xuất khẩu đã được mở rộng cả về quy mô lẫn cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Điều này góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Giai đoạn 2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu trong 8 năm tăng gấp 2,51 lần, từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD vào năm 2018. Việt Nam đã nhanh chóng cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới. Nếu như năm 2007, Việt Nam đứng thứ hạng 50 thì đến năm 2017 đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu.
Về quy mô thị trường xuất khẩu, nếu như năm 2011 Việt Nam chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD) thì đến năm 2018 có tới 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó, 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trường trên 5 tỷ USD). Tính đến nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xuất khẩu hàng Việt qua hệ thống AEON đạt 500 triệu USD vào 2020? (HQ Online)- Với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Tập đoàn AEON sẽ lấy việc gia tăng tỷ lệ mua hang Việt Nam để ... |
Ở góc độ mặt hàng, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều thâm nhập được vào các thị trường lớn và có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt.
Điển hình như, mặt hàng gạo đã xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh thị trường truyền thống, Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước châu Mỹ, Trung Đông. Sản phẩm gạo trắng cao cấp, gạo hạt tròn và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào các thị trường "khó tính", giúp sản phẩm gạo Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, mặt hàng rau quả cũng đạt nhiều thành tích trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, thâm nhập vào các thị trường “khó tính” như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa vào thị trường Hoa Kỳ; vải thiều vào thị trường Australia, Malaysia, EU (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); thanh long, xoài vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; cam, quýt, thanh long vào thị trường Singapore…
Ngoài ra, theo Cục Xuất nhập khẩu, điểm đáng lưu ý phải kể đến là mặt hàng dệt may đạt mức tăng trưởng trên hai con số năm 2018 (đạt 30,5 tỷ USD, tăng 16,7%), đạt mức tăng trưởng cao tại các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ (tăng 11,6%), Nhật Bản (tăng 22,6%), Hàn Quốc (34,9%), Trung Quốc (tăng 39,6%), EU (9,9%). Tương tự, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại cũng duy trì mức tăng trưởng tốt, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
3 hạn chế nổi cộm
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, quá trình tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng đang tồn tại những hạn chế nhất định.
Cục Xuất nhập khẩu chỉ rõ, hạn chế thứ nhất thể hiện ở khả năng thâm nhập các thị trường mới. Cụ thể như với nông sản, Việt Nam đã làm tốt công tác đàm phán để nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (thông qua các Hiệp định FTA), song việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào một số thị trường (như sữa, thịt lợn, một số loại rau quả).
Chắp cánh cho hàng Việt bằng tiêu chuẩn và công nghệ (HQ Online) - Hàng hoá ngày nay muốn bán được, muốn đi xa và lên được kệ hàng thế giới, bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn ... |
Thứ hai là phát triển của một số mặt hàng nông sản có lợi thế còn hạn chế. Những hạn chế, yếu kém nội tại về sản xuất nhỏ, phân tán mặc dù đã được khắc phục nhiều nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế, chưa đáp ứng được hoàn toàn những nhu cầu của thị trường.
Thứ ba là các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chưa phát huy tối đa hiệu quả. Cục Xuất nhập khẩu phân tích: Hàng hóa Việt Nam mới đang bước đầu vào được trực tiếp thị trường phân phối ở các nước nhập khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung chưa được đồng đều và đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị và thâm nhập thị trường.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận thị trường để tìm kiếm khách hàng mới và giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm… còn hạn chế. Kinh phí dành cho xúc tiến thương mại còn thấp so với nhiệm vụ duy trì, phát triển thị trường và nhu cầu doanh nghiệp. Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn mức trung bình của nhiều nước trong khu vực…
Tin liên quan
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics