Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8% 5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7% |
Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão số 3. Ảnh: H.D |
Thông tin về hậu quả của cơn bão số 3, Thứ trưởng Bộ KHĐT cho hay, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã khiến 318 người chết, 26 người mất tích và gần 2.000 người bị thương.
Tính đến ngày 27/9/2024, ước tính thiệt hại khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng. Các công trình hạ tầng công cộng cũng như các hạ tầng lớn của địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, như sập cầu Phong Châu, các hạ tầng, dịch vụ công cộng như về điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện bị hư hại.
Trên cơ sở kết quả quý 3, 9 tháng, dự báo cả năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phấn đấu tăng trưởng Quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%. 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM, mặc dù đã rất nỗ lực, quyết tâm thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thu NSNN, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong quý III, nhưng Bộ KHĐT cho rằng cần phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong quý 4. |
Nhưng Thứ trưởng Trần Quốc Phương còn nhấn mạnh, đây vẫn là thống kê sơ bộ về thiệt hại. Vì thế, đánh giá đánh giá nhanh về tác động đến tăng trưởng kinh tế cả nước, Bộ KHĐT cho biết đã làm giảm tăng trưởng GDP khoảng 0,75%.
Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng kinh tế cho thấy, quý 3/2024 vẫn ước đạt 7,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn 0,7% so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP đạt 6,82%.
Nói thêm về kết quả này, Thứ trưởng Bộ KHĐT cho hay, thiệt hại là đánh giá sơ bộ, nhằm báo cáo với Thủ tướng để có chỉ đạo kịp thời. Nên có thể hiểu tăng, nếu như không có bão xảy ra thì con số có thể còn cao hơn 7,4%.
Do đó, với mục tiêu tăng trưởng 7% thì theo kịch bản xây dựng với kết quả của quý 3/2024 và 9 tháng thì Bộ KHĐT vẫn tiếp tục báo cáo với Thủ tướng, Chính phủ giữ mục tiêu phấn đấu tăng trưởng 7% của cả năm. Nếu có điều kiện thì có thể phấn đấu cao hơn 7%.
Lý giải về nguyên nhân tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho hay, ngay sau cơn bão qua, Thủ tướng đã chỉ đạo kịp thời các bộ ngành khẩn trương báo cáo, để có những giải pháp hỗ trợ ngay đối với những đối tượng bị ảnh hưởng sau bão.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 với nội dung chính là các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và nhanh chóng ổn định tình hình, đời sống của nhân dân, đẩy mạnh, khôi phục sản xuất, kinh doanh ở những vùng bị ảnh hưởng.
Trong Nghị quyết 143 cũng đã tập hợp các giải pháp, trong đó, các giải pháp hỗ trợ tập trung ở 2 khía cạnh là giải pháp về tài khóa và tiền tệ.
“Rất cảm ơn ngành Tài chính và ngành Ngân hàng đã nhanh chóng triển khai các giải pháp, như tiếp tục thực hiện các chính sách mà trước đây đã áp dụng trong Covid-19 là giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí để tạo dòng tiền cho các doanh nghiệp; đồng thời cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, tiếp tục cho vay để phục hồi sản xuất”, Thứ trưởng nêu.
Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Bộ KHĐT cũng nhận định, các các công ty bảo hiểm cũng khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại để đền bù cho những hợp đồng bảo hiểm đối với những tài sản cũng như các doanh nghiệp, xí nghiệp bị ảnh hưởng bão lũ. Đấy là các chính sách tác động kịp thời, ngay lập tức để phục hồi sản xuất.
Thứ trưởng Bộ KHĐT chia sẻ, công nghiệp có thể phục hồi nhanh nhưng ngành nông nghiệp và du lịch đòi hỏi thời gian phục hồi lâu hơn. Do đó, Bộ KHĐT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm hơn đối với 2 ngành nông nghiệp và du lịch, các khu vực bị thiệt hại.
Ngoài ra, Bộ KHĐT cũng tham mưu Chính phủ chỉ đạo những địa phương không bị ảnh hưởng mà có tiềm năng tăng trưởng cao thì cần chia sẻ và nỗ lực hơn để bù đắp lại các thiệt hại của các địa phương bị ảnh hưởng.
“2 địa bàn trọng điểm mà đạt tăng trưởng ở mức cao hơn thì sẽ tác động rất tốt đến tăng trưởng kinh tế của cả nước, đó là Hà Nội và TPHCM. Đây là 2 đầu tàu, động lực chính của cả nước”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Bộ KHĐT, 9 tháng năm 2024, các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao như Bắc Giang (13,89%), Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%)… Một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 vẫn giữ được đà tăng trưởng cao như Hải Phòng (9,77%), Quảng Ninh (8,02%), Phú Thọ (9,56%), Lào Cai (7,71%), Cao Bằng (7%), Yên Bái (7,15%)… Hơn nữa, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Lai Châu tăng 47%; Phú Thọ tăng 40,3%; Bắc Giang tăng 28,2%; Thanh Hóa tăng 20%; Bình Phước tăng 17,5%... |
Tin liên quan
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Huy động nguồn lực để sớm có Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics