6 nhược điểm trong tổ chức hoạt động XNK
Thời gian qua, XNK là điểm sáng của nền kinh tế, tuy nhiên còn thể hiện nhiều bất cập. Ông có thể cho biết ý kiến về điều này?
XNK là một điểm sáng khi có tốc độ tăng trưởng tốt đồng thời có chuyển đổi cơ cấu từ mặt hàng giá trị gia tăng thấp sang mặt hàng giá trị gia tăng cao, những mặt hàng mang tính chất “đào tài nguyên đem đi bán” giảm dần. Tuy nhiên, căn bệnh cố hữu trong lĩnh vực XNK là “phát triển theo chiều rộng chứ không theo chiều sâu” cho đến hiện nay chưa thay đổi được. Rất nhiều mặt hàng chúng ta có thứ hạng trên thế giới nhưng không hề tác động gì đến giá cả cũng như hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới. Đó là nhược điểm thứ nhất.
Thứ hai, chúng ta không có thương hiệu, phải “nấp” dưới những thương hiệu khác, gia công cho người khác. Đây là vấn đề bình thường khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp phi thị trường chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thế nhưng chúng ta để giai đoạn trì trệ đó quá lâu.
Thứ ba, quan hệ giữa xuất và nhập vẫn trong tình trạng nhập siêu. Có vài năm (2013, 2014), Việt Nam chuyển sang xuất siêu nhưng xuất siêu đó là do sự suy giảm của nền kinh tế. Các DN 100% vốn trong nước không ký được hợp đồng nên không NK nguyên liệu đầu vào, trong khi đó các DN FDI vẫn cứ XK tốt nên dẫn tới xuất siêu. Ngay thời kỳ đó, nhiều người tỏ thái độ “ăn mừng” nhưng theo quan điểm của tôi, xuất siêu đó là không bình thường và nó thể hiện sự yếu kém của nền kinh tế, còn nhập siêu mới là tình trạng “sức khỏe” bình thường của nền kinh tế. Mục tiêu của chúng ta là cân bằng giữa xuất và nhập nhưng mục tiêu đó không đạt được. Đáng chú ý, trong khi các DN FDI luôn xuất siêu thì DN trong nước luôn nhập siêu.
Thứ tư, chúng ta chưa nhập được những công nghệ tốt, công nghệ nguồn từ các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Mỹ, EU trong khi nhập những công nghệ thứ cấp, lạc hậu của Trung Quốc và một số nước. Điều này cho thấy cách quản lý NK thời gian qua chưa tốt.
Thứ năm, tổ chức XNK của chúng ta thiếu bài bản dẫn đến tình trạng có lúc đua nhau XK sau đó tất yếu dẫn đến cạnh tranh nhau, “đấm lưng” nhau trên thị trường thế giới bằng đủ các biện pháp. Khi tình trạng này xuất hiện ngày một nhiều, các Hiệp hội tìm mọi cách “xin-cho” như kinh doanh có điều kiện, đủ tiêu chuẩn XNK... Tất cả những điều đó thể hiện sự lúng túng trong tổ chức lực lượng xuất và nhập.
Thứ sáu, việc đầu tư thực hiện một số chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... dù có chủ trương nhưng đã không thực hiện được nhiều.
Cuối cùng, sự phối hợp giữa quản lý vốn đầu tư nước ngoài với quản lý XNK chưa tốt. Nếu vẫn tiếp tục quản lý kiểu như vậy thì chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề thật sự, không bao giờ có được năng lực cạnh tranh tốt.
Như ông vừa nói, công tác quản lý NK chưa tốt. Ông có thể đánh giá kỹ hơn về các biện pháp Việt Nam đã áp dụng?
Thời gian qua, các cơ quan quản lý đã áp dụng nhiều biện pháp để quản lý NK như biện pháp về thuế, xem xét các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, cấp phép NK, biện pháp phòng vệ thương mại... nhưng dường như các biện pháp đó chưa thật hữu hiệu lắm.
Trên thực tế, tỷ trọng hàng tiêu dùng NK chiếm rất ít, chủ yếu là ô tô. Tôi cho rằng, việc quản lý NK của chúng ta chưa đủ mạnh trong việc quản lý đầu tư để quản lý NK. Bởi lẽ, các nhà thầu Trung Quốc đã chiếm được các dự án trọng điểm, dự án lớn. Với những dự án này, họ mang theo đủ thứ nguyên vật liệu đầu vào vào Việt Nam từ công ty mẹ nhưng chúng ta không quản lý được dòng NK khủng khiếp đó. Do vậy, bên cạnh những biện pháp thương mại, cần phải có những biện pháp về quản lý đầu tư, từ đó có thể quản lý được hàng hóa, nguyên liệu đầu vào.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng là một cách để có thể giảm NK nhưng chúng ta chưa phát triển được công nghiệp hỗ trợ. Các DN trong nước cũng chưa móc nối được với các DN FDI để cung cấp yếu tố đầu vào cũng như giải quyết đầu ra. Ngoài ra, cách quản lý trên đường biên giới còn có sự “vênh nhau”, nhất là với Trung Quốc. Trên thực tế, cách quản lý của Trung Quốc chặt chẽ hơn Việt Nam nhưng vẫn tạo điều kiện cho DN.
Một điểm đáng chú ý là, trong khi các nước đã dựng lên rào cản thương mại thì Việt Nam khâu xây dựng rào cản chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ, ngành có lẽ không xây dựng được mà cần phải có sự chỉ đạo, phối hợp giữa Nhà nước với các bộ, ngành. Quản lý NK có lẽ phải tập trung vào việc xây dựng một hàng rào kỹ thuật.
Thủ tướng mới phê duyệt Đề án quản lý NK phù hợp với cam kết quốc tế. Phải chăng, đây là điểm mới trong công tác điều hành NK?
Hàng năm hoặc định kỳ, chúng ta cũng có chủ trương xây dựng chiến lược XNK nhưng những chiến lược đó thường chỉ là những ý tưởng, mong muốn chứ không được tổ chức thực hiện một cách bài bản theo hướng dùng nguồn lực nào để thực hiện những ý tưởng trong chiến lược đó.
Khi hội nhập sâu bằng việc tham gia hàng loạt FTA tạo cơ hội tốt cho Việt Nam cũng như DN. Tuy nhiên, sự chuyển biến, biến những cam kết đó thể hiện bằng hành động cụ thể của cộng đồng DN chưa nhiều. Khi các FTA được ký kết có hiệu lực nhưng cộng đồng Việt Nam lại không tận dụng được cơ hội thì cần có sự đúc kết để tìm ra biện pháp khắc phục.
Tất cả những điều đó chúng ta phải đặt lên bàn cân, lên bàn những nhà lãnh đạo, nhà quản lý Nhà nước để điều chỉnh bằng những biện pháp cụ thể. Trong thời gian vừa qua, việc điều hành quản lý NK không có dấu ấn, bước ngoặt gì.
Vậy để tạo nên bước ngoặt trong thời gian tới, theo ông, chúng ta cần phải làm gì?
Có lẽ một trong những điểm yếu nhất của chúng ta để đáp ứng các yêu cầu XNK trong tình hình mới là ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh còn yếu. Công nghệ lạc hậu thì không thể cạnh tranh được! Do vậy, cần có sự đột phá về vấn đề này, cần có sự chỉ đạo của Nhà nước, các bộ, ngành để hỗ trợ cho DN đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại bởi theo tôi điều này rất quan trọng và mang tính chất quyết định.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng phải quan tâm. Chúng ta đã có chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng vẫn không có thay đổi gì. Dường như chiến lược ấy chưa đúng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực của nền kinh tế nên mới dậm chân tại chỗ, không ai dám đầu tư vào, không tạo được thị trường tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ để phát triển những ngành này.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
20:58 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế
17:36 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
11:50 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics