Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

6 nội dung trọng tâm cải cách hành chính của ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025. Tạp chí Hải quan đã có cuộc trao đổi với Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ về vấn đề này.
Ngành Hải quan ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025
MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
6 nội dung trọng tâm cải cách hành chính của ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ.

Thưa Phó Tổng cục trưởng, Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 của Tổng cục Hải quan ban hành nhằm mục tiêu gì?

Nhằm phát huy các kết quả về cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời triển khai có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Tài chính tại Quyết định số 1924/QĐ-BTC ngày 30/9/2021, bám sát định hướng xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 - 2030, vừa qua Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2764/QĐ-TCHQ ngày 29/10/2021.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành Hải quan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cải cách hành chính. Trong 5 năm liền (từ 2016 đến 2020), Tổng cục Hải quan luôn đứng đầu khối các Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính về chỉ số cải cách hành chính. Quan trọng hơn kết quả cải cách hành chính của ngành Hải quan đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Tại Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 26/1/2021, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Tổng cục Hải quan về những đóng góp trong công tác cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Tổng cục Hải quan được ban hành nhằm mục tiêu tiếp tục xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2025. Hướng tới lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị Hải quan. Trong đó, các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Hải quan.

Theo kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn này, Tổng cục Hải quan sẽ chú trọng vào những nội dung gì, thưa Phó Tổng cục trưởng?

Kế hoạch cải cách hành chính trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung vào 6 nội dung: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Đặc biệt, nội dung trọng tâm cải cách hành chính 5 năm tới là: Cải cách thể chế hải quan, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển ngành Hải quan.

Để cụ thể hóa 6 nội dung cải cách hành chính, Tổng cục Hải quan đã đề ra 28 nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025. Có thể nêu một số nhiệm vụ quan trọng như: Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp đẩy nhanh thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu tác động của dịch bệnh Covid-19; Triển khai Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2021 của Chính phủ; Hoàn thành kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia trong năm 2022; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của các Tổng cục Hải quan thay thế Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg; Từng bước xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của cơ quan Hải quan dựa trên kiểm toán hoạt động; Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam trong các thoả thuận thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Xây dựng Hệ thống Hải quan số tiến tới mô hình Hải quan thông minh....

Phó Tổng cục trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về các nội dung trong kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025?

Trong Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025, ngành Hải quan đã đặt ra 6 nội dung trọng tâm xuyên suốt là:

Thứ nhất, ngành Hải quan đặt mục tiêu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế trong lĩnh vực hải quan đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bảo đảm quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, ngành Hải quan sẽ hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số.

Thứ hai, ngành Hải quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính.

Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

Mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh. Hướng tới, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước đó.

Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành được đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính có số lượng, tần suất giao dịch lớn. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính; tháo gỡ kịp thời các vướng mắc thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp đánh giá hiệu quả và đo lường sự hài lòng đối với việc giải quyết thủ tục hành chính.

Thứ ba, tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan; tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức theo quy định. Mục tiêu đến năm 2025, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ.

Nhiệm vụ kiện toàn, tinh gọn bộ máy đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của Ngành và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm và quyền hạn; nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ thông tin trong triển khai nhiệm vụ; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường số; tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.

Thứ tư, tiếp tục mục tiêu xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc. Phấn đấu đến năm 2025, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Hải quan có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

Để thực hiện, toàn Ngành tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị Hải quan theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Nghiên cứu triển khai có hiệu quả việc thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng và tương đương. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Hải quan gắn với vị trí việc làm.

Thứ năm, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Hải quan đảm bảo công tác thu ngân sách nhà nước; đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị.

Phấn đấu đến năm 2025, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo tính chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị; phấn đấu đạt ít nhất 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đổi mới quản lý, sắp xếp, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công.

Thứ sáu, ngành Hải quan tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc xây dựng Hải quan số tiến tới mô hình Hải quan thông minh. Thí điểm công nghệ dữ liệu lớn (Big Data). Hệ thống quản lý văn bản điều hành, hồ sơ công việc được liên thông toàn Ngành với 90% hồ sơ công việc tại cấp Tổng cục; 80% hồ sơ công việc tại cấp cục và 60% hồ sơ công việc tại cấp chi cục được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước); tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ được thực hiện bằng phương thức điện tử.

Thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo trong một số hoạt động nghiệp vụ chủ chốt và hoạt động chỉ đạo điều hành của ngành Hải quan. Tối thiểu 80% thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.

100% các thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được xây dựng thành các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan, trong đó ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bảo đảm 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hải quan được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống tin của Tổng cục Hải quan.

80% các hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại.

Để thực hiện được nội dung này, ngành Hải quan sẽ thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý hải quan; trong năm 2022 sẽ hoàn thành kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia; xây dựng các kênh tương tác trực tuyến để người dân, doanh nghiệp tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật của các cơ quan Hải quan.

Xin cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!

Hồng Nụ (thực hiện)

Cùng chủ đề: Hải quan số

Tin liên quan

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng

(HQ Online) - Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính tại Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2024 (VDF 2024) với chủ đề “Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành Tài chính trong kỷ nguyên số” được tổ chức ngày 20/9 do Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng tổ chức.
Hải quan Móng Cái đảm bảo quản lý trong tháng cuối năm

Hải quan Móng Cái đảm bảo quản lý trong tháng cuối năm

(HQ Online) - Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về Hải quan trên địa bàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao năm 2024.
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng

2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng

(HQ Online) - Thông tin được nêu lên tại Hội nghị đối thoại Hải quan – doanh nghiệp lần 2 năm 2024 do Cục Hải quan Đắk Lắk tổ chức vào chiều 19/9.
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

(HQ Online) - Thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là yêu cầu quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về công tác chuyển đổi số; phù hợp với xu thế và tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

(HQ Online) - Ngày 27/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định 1550/QĐ-TCHQ về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

(HQ Online) - Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) vừa phối hợp với Công ty HiPT có buổi trình bày về thông tin, giải pháp chuyển đổi số liên quan đến công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

(HQ Online) - Trong 214 thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện, có 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

(HQ Online) - Để giám sát hiệu quả hàng hóa ra, vào hệ thống kho, bãi, cảng trên địa bàn quản lý, Cục Hải quan TPHCM đã chủ động ứng dụng giám sát bằng hệ thống camera, tăng tỷ lệ soi chiếu.
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản

Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản

(HQ Online) - Trong Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 6/2/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương mại nông sản.
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu

Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Những năm qua, sự tăng trưởng của kim ngạch hàng hóa XNK tăng lên nhanh chóng đã khiến khối lượng công việc hàng ngày CBCC Hải quan phải xử lý cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận. Trong khi đó, công tác quản lý thuế XNK là một trong những nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên của ngành Hải quan. Do đó, thực trạng số hóa và triển khai phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý thuế của ngành Hải quan đang là bài toán đặt ra để đáp ứng nhiệm vụ thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN.
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu

Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan là đảm bảo vận hành các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ việc khai báo hải quan của doanh nghiệp và nhiệm vụ thông quan hàng hóa của cơ quan Hải quan. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đã và đang nỗ lực, tập trung nguồn lực triển khai xây dựng hệ thống CNTT thực hiện hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan.
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7

Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có thông báo tới các cục hải quan tỉnh, thành phố về ngân hàng phối hợp thu và triển khai nộp thuế điện tử 24/7.
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số

Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số

(HQ Online) - Cục Hải quan Đồng Nai sẽ đề nghị Tổng cục Hải quan được làm thí điểm đi đầu trong quá trình triển khai thực hiện Hải quan số, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp và hưởng ứng để góp phần giúp công tác chuyển đổi số của ngành Hải quan tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp

Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp

(HQ Online) - Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, việc xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh là một vấn đề mới, chưa có tiền lệ, còn thiếu cơ sở pháp lý. Theo đó, Mô hình cửa khẩu thông minh phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dữ liệu thông tin với phía Trung Quốc khi thực hiện vận chuyển hàng hóa không tiếp xúc, không gián đoạn.
Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia

Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia

(HQ Online) - Bộ Công Thương đã kết nối 16 nhóm dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW).
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?

Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?

Trong cuộc họp mới nhất của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản xuống phạm vi 4,75%-5%. Giới phân tích đã đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau xung quanh quyết định này.
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong

Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong

Thủ tướng khẳng định tinh thần "tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển".
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế

Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế

Tại Hội nghị ngày 21/9, lãnh đạo các tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam đã đề xuất nhiều chính sách cho phát triển kinh tế.
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn

Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn

Sáng ngày 11/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hé lộ Range Rover Velar mới

Hé lộ Range Rover Velar mới

Những hình ảnh hé lộ từ Land Rover Việt Nam cho biết Range Rover Velar mới có mặt tại thị trường Việt Nam với ba phiên bản: Velar S, Dynamic SE, và Dynamic HSE.
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
Phiên bản di động