Anh và “canh bạc bẽ bàng” 20 triệu USD cho bộ xét nghiệm Covid-19
Lời đề nghị đầy rủi ro
Hai công ty của Trung Quốc đã đưa ra cùng một lời đề nghị đầy rủi ro cho phía Anh: Đặt trước ít nhất 20 triệu USD để đổi lấy bộ 2 triệu bộ kit xét nghiệm Covid-19. Giới quan sát nhận định, đây là cái giá khá cao trong khi chưa có gì kiểm chứng về mặt công nghệ cho bộ kit này. Hơn nữa, phía Anh sẽ phải trực tiếp lấy hàng từ một cơ sở ở Trung Quốc.
| |
Tương lai nước Anh đang ảm đạm vì Covivd-19. Ảnh: New York Times |
Dù vậy, giới chức Anh vẫn chấp nhận đặt cược vào “canh bạc tất tay này” và thậm chí còn công khai cam kết trước người dân rằng, những bộ xét nghiệm sẽ được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trong 2 tuần sắp tới.
Thủ tướng Anh Borish Johnson cũng không tiếc lời ca ngợi cách thức xét nghiệm mới này “đơn giản như người ta sử dụng que thử thai” và khẳng định “kit xét nghiệm mới này có tiềm năng trở thành nhân tố thay đổi cục diện diễn biến Covid-19 tại Anh”. Đáng tiếc rằng, điều đó đã không xảy ra như ông kỳ vọng.
Một kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của Đại học Oxford cho thấy, bộ kit xét nghiệm này không hề đáng tin cậy và gần nửa triệu kit xét nghiệm giờ “nằm phủ bụi” trong kho của phòng thí nghiệm này. 1,5 triệu kit xét nghiệm còn lại cũng chung số phận bị bỏ rơi không thương tiếc.
“Cơn ác mộng” này đã khiến giới chức Anh phải bẽ bàng và hiện đang tìm mọi cách để lấy lại tiền đặt hàng. Giáo sư Peter Openshaw, thành viên Nhóm tư vấn của Chính phủ Anh về tình trạng khẩn cấp của các dịch bệnh hô hấp, chia sẻ: “Giờ có lẽ họ đang cuống cả lên. Các chính trị gia Anh đang đứng trước áp lực khủng khiếp từ việc phải bước ra và nói điều gì đó tích cực về bộ kit xét nghiệm này”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng bày tỏ sự cảm thông với Chính phủ Anh trong bối cảnh, giống như nhiều quốc gia khác đang phải vật lộn đối phó với dịch Covid-19, Anh đang rất cần các bộ kit xét nghiệm nhằm hỗ trợ các nhân viên y tế có thể nhanh chóng xác định các ổ dịch để có các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Đây cùng được coi là “một trụ cột quan trọng” quyết định đến việc một quốc gia có thể sớm mở cửa trở lại hay không để tránh những hệ lụy nghiêm trọng cho cả xã hội và nền kinh tế đất nước trong trường hợp phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian quá dài.
“Chính phủ các nước không thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa nếu không thực hiện đủ các xét nghiệm trên quy mô lớn”, Giáo sư Nicolas Locker tại Đại học Surrey nhận định: “Chừng nào Chính phủ chưa thể tiến hành những xét nghiệm trong cộng đồng, chứng đó chúng ta vẫn phải chấp nhận phong tỏa”.
| |
Ông Boris Johnson phát biểu trên truyền hình tại một quán bar vắng người vì dịch Covid-19. Ảnh: EPA |
Sức ép khi bị so sánh
Hơn thế nữa, bộ kit xét nghiệm mà 2 công ty Trung Quốc đề nghị bán cho Chính phủ Anh được coi là “phao cứu sinh” cho giới chức nước này vào thời điểm giữa tháng 3 trước áp lực từ chính người dân về sự chậm trễ thực hiện các biện pháp ửng phó với Covid-19 so với các nước châu Âu láng giềng.
Ông Jeremy Farrar, Giám đốc Quỹ Wellcome – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp tài chính cho các nghiên cứu y tế hàng đầu của Anh – cảnh báo: “Anh nhiều khả năng, nếu không muốn nói là chắc chắn là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ Covid-19 ở châu Âu”.
Ông Farrar viện dẫn, Đức – lá cờ đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở châu Âu, ngay từ đầu đã sản xuất được tới 50.000 bộ kit xét nghiệm một ngày để theo dõi và cách ly các trường hợp mắc Covid-19. Công suất hiện nay tại Đức đã lên tới khoảng 120.000 bộ kit xét nghiệm một ngày.
Trong khi đó, Anh hiện nay mới chỉ sản xuất được chưa đầy 20.000 kit xét nghiệm một ngày tức là chưa đạt được cả mục tiêu khiêm tốn là 25.000 kit xét nghiệm một ngày vào giữa tháng 4. Trong khi đó, giới chức nước này tiếp tục hứa hẹn con số này sẽ tăng lên 100.000 bộ/ngày vào cuối tháng này và tăng vọt lên là 250.000 bộ/ngày trong vài ngày sau đó.
Không những thế, giới chức Anh còn bao biện rằng, họ “đi sau trong cuộc chạy đua phát triển và sản xuất kit xét nghiệm” là vì Anh không có những công ty tư nhân chuyên về việc này giống như Đức và Mỹ vốn có khả năng sản xuất hàng nghìn bộ kit xét nghiệm một ngày chỉ riêng một công ty.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, ngay cả khi bắt đầu tăng tốc trong việc sản xuất kit xét nghiệm Covid-19, Anh vẫn đi sau rất nhiều quốc gia châu âu trong việc cạnh tranh nguồn cung thành phẩm, ống xét nghiệm và cả sinh phẩm phục vụ xét nghiệm.
Chính vì thế, giới chức Anh hiểu rằng, lời đề nghị của các công ty Trung Quốc không chỉ dành riêng cho họ. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang trong cuộc chạy đua này.
Trong “cuộc chơi đầy rủi ro này” các công ty y tế của Trung Quốc dường như “nắm mọi con bài tẩy” và buộc người mua hàng phải đưa ra quyết định “chốt hay không chốt” chỉ trong vòng 24h và giới chức Anh tin rằng “họ đã nắm bắt cơ hội tốt”.
| |
Các chuyên gia y tế tại một phòng thí nghiệm của Anh. Ảnh: AP |
Phản ứng với suy nghĩ trên, Nghị sĩ Greg Clark, Chủ tịch Ủy ban Khoa học, Công nghệ Hạ viện Anh cho rằng, Chính phủ Anh đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào “canh bạc đầy rủi ro này”: “Không có quốc gia nào có thể sản xuất kit xét nghiệm với quy mô khổng lồ đến vậy. Tôi nghĩ giờ mọi thứ đã rõ ràng. Chúng ta lẽ ra phải hành động sớm hơn và tận dụng mọi cơ sở xét nghiệm mà nước Anh đang sẵn có”.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Anh đã yêu cầu AstraZeneca và GlaxoSmithKline – 2 tập đoàn dược phẩm hàng đầu của nước này – tạm gác lại sự cạnh tranh để tập trung cải tạo một phòng thí nghiệm tại Đại học Cambridge nhằm tăng khả năng xét nghiệm của phòng thí nghiệm này từ vài nghìn trường hợp lên 30.000 trường hợp/ngày vào đầu tháng 5. Chỉ có điều là khác với lần trước, lần này Chính phủ Anh tỏ ra kín tiếng hơn nhiều./.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics