APEC huy động toàn diện nguồn lực giúp nhanh phục hồi kinh tế
Việt Nam đưa ra 3 đề xuất cho APEC trong 20 năm tới | |
Trung Quốc thất vọng vì không giành được quyền lực mềm ở APEC 2018 |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh (ngồi bàn chủ tọa) dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị trực tuyến |
Hội nghị VMRT có ý nghĩa hết sức đặc biệt, diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tiếp tục lan rộng, tác động sâu sắc, toàn diện trên toàn cầu và gây ra những hậu quả chưa từng có cho tất cả các nền kinh tế.
Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2020 của Ngân hàng thế giới (WB), GDP toàn cầu sẽ sụt giảm 5,2% trong năm nay do các biện pháp đóng cửa nền kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
Theo nghiên cứu của Đơn vị hỗ trợ chính sách APEC (PSU), GDP của toàn khu vực APEC dự kiến giảm 2,7% trong năm 2020 (tương đương 2,1 nghìn tỷ USD) và 23 triệu lao động rơi vào tình cảnh mất việc. Đại dịch Covid-19 đã khiến cả thế giới đối mặt với những thách thức mới, chưa từng có và không nền kinh tế nào có thể đơn phương ứng phó.
Phát biểu tại hội nghị, các thành viên APEC đều nhất trí hơn bao giờ hết, tất cả Chính phủ và người dân trong khu vực và trên toàn cầu cần chung tay đoàn kết, tăng cường hợp tác ở mọi cấp độ với quyết tâm và trách nhiệm cao để sớm khống chế dịch bệnh và giải quyết hiệu quả các hệ lụy kinh tế - xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra.
Nhiều thành viên đề cao vai trò quan trọng của việc tăng cường trao đổi, minh bạch thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế để hỗ trợ các nền kinh tế, đặc biệt những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch sớm vượt qua cuộc khủng hoảng này.
Về phương hướng trong thời gian tới, APEC cần tiếp tục huy động toàn diện các nguồn lực để giúp các thành viên xử lý những hậu quả nặng nề của đại dịch, nhanh chóng phục hồi kinh tế; đồng thời, phát huy vai trò là diễn đàn hàng đầu về hội nhập kinh tế khu vực, duy trì đà hợp tác và liên kết của APEC; khẳng định tính linh hoạt, khả năng thích ứng cao trong hình hình mới.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận định, hơn bao giờ hết, các nền kinh tế cần tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực, ứng phó hiệu quả với đại dịch.
Cùng với nỗ lực xử lý những hậu quả nặng nề của đại dịch, các nền kinh tế cần có kế hoạch phát triển hậu Covid-19, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, gắn với bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, nhất là nhóm người nghèo, dễ bị tổn thương, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Duy trì chuỗi cung ứng, liên kết kinh tế khu vực, bảo đảm môi trường thương mại và đầu tư tự do, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch, có thể dự đoán và ổn định là điều kiện thiết yếu để thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu trong giai đoạn đầy thách thức này.
Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ trì và tham gia nhiều cuộc thảo luận, nỗ lực tìm tiếng nói chung, có những sáng kiến thúc đẩy hành động chung trong phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, phục hồi nền kinh tế giai đoạn hậu Covid-19. Cụ thể Việt Nam đã đưa ra Sáng kiến về Kế hoạch Hành động Hà Nội về phục hồi kinh tế ASEAN, bao gồm các nội dung về duy trì các cam kết mở cửa thị trường để đảm bảo an ninh lương thực và tăng cường khả năng phục hồi và tính bền vững của chuỗi cung ứng khu vực; xây dựng các nền tảng tạo thuận lợi thương mại hiện có trong ASEAN để thúc đẩy và hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng; tận dụng công nghệ và thương mại số để hỗ trợ và cho phép các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tiếp tục hoạt động. |
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Hội nghị Bộ trưởng APEC: Xây dựng tương lai bền vững và tự cường
07:54 | 16/11/2023 Nhìn ra thế giới
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform