Trung Quốc thất vọng vì không giành được quyền lực mềm ở APEC 2018
Nếu như 1 năm trước, Đà Nẵng (Việt Nam) là điểm hẹn của 3 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới Nga – Mỹ - Trung Quốc, thì năm nay sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Ptuin tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2018 ở Papua New Guinea (PNG) dường như là cơ hội để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “độc chiếm” diễn đàn này, qua đó tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực.
Trung Quốc đã cho các quốc đảo Thái Bình Dương vay ít nhất 1,3 tỷ USD, trong đó gần một nửa (590 triệu USD) là dành cho nước chủ nhà của Tuần lễ cấp cao APEC 2018.
Trong chuyến thăm PNG nhân dịp này, Bắc Kinh còn hứa hẹn cung cấp thêm 4 tỷ USD để xây dựng mạng lưới đường quốc gia đầu tiên của quốc đảo này. Đó là một trong số ít những cử chỉ mà Trung Quốc đảm bảo sẽ nhận được sự ca tụng của các quốc đảo Thái Bình Dương như Samoa, Vanuatu, đảo Cook, Tonga, Niue và Fiji.
Thế nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải rời khỏi hội nghị trong sự thất vọng và bực bội.
Một chiến dịch PR thất bại
Lần đầu tiên trong suốt lịch sử 25 năm của APEC, PNG buộc phải bế mạc hội nghị Thượng đỉnh trong khi các nhà lãnh đạo chưa thể nhất trí về một tuyên bố chung vì những khác biệt trong quan điểm về thương mại, chủ yếu là giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bắc Kinh được cho là cũng phải xấu hổ vì thông tin rằng 4 quan chức nước này đã bị mời khỏi văn phòng của Ngoại trưởng PNG Rimbink Pato một cách không khách khí vì đã tìm cách tác động đến tuyên bố của ông. Phía Trung Quốc sau đó có đính chính rằng những thông tin này không phải là sự thật.
Việc không tiếc tiền cho PNG vay để tổ chức sự kiện này, thậm chí còn “tặng không” một đại lộ 16 triệu USD cho thấy Trung Quốc đã kỳ vọng nó sẽ mang lại một chiến thắng về quan hệ công chúng (PR).
Nhưng sai lầm của Bắc Kinh là đã ngăn cản phần lớn phóng viên của các nền kinh tế thành viên APEC và các hãng truyền thông quốc tế tới diễn đàn này, thay vào đó chỉ cho phép các nhà báo của truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin với lý do không đủ chỗ hoặc lo ngại về an ninh (theo phản ánh của Reuters).
Mỹ - Nhật - Australia dằn mặt
Hậu quả lâu dài hơn việc bị mất mặt về ngoại giao là việc Mỹ và các đồng minh, nổi bật là Nhật Bản và Australia, đã liên thủ để đẩy lùi những tham vọng gây ảnh hưởng của Trung Quốc theo một cách cực kỳ công khai.
Hồi đầu tháng này, Australia đã công bố kế hoạch 2,2 tỷ USD để “tiến sâu” vào Thái Bình Dương, trong đó có cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng và tín dụng xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp của nước này đầu tư vào khu vực.
Sau đó, ngày 17/11 vừa qua, bộ 3 đối tác Mỹ - Nhật Bản - Australia đã ra thông cáo chung tuyên bố sẽ cùng xác định các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển và tài chính, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến “các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế về phát triển, bao gồm việc mở cửa, minh bạch và tài chính bền vững”.
Cách tiếp cận này, theo thông cáo chung của 3 nước, sẽ đáp ứng được “nhu cầu chính đáng của khu vực mà tránh những gánh nặng nợ nần không bền vững cho các nước”, qua đó ngầm chỉ trích cái gọi là “bẫy nợ” của Trung Quốc.
Công khai hơn cả trong việc đả kích Trung Quốc là Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi nói rằng, Washington “đưa ra phương án tốt hơn” và
“không nhấn chìm đối tác trong biển nợ” hay ép buộc họ thỏa hiệp quyền tự quyết của mình.
Để chứng minh Washington và các cường quốc đồng minh nghiêm túc sử dụng các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, ông Pence cũng thông báo việc Mỹ sẽ cùng Australia và PNG tái phát triển và xây dựng một căn cứ hải quân chung ở đảo Manus.
“Chúng tôi sẽ hợp tác với 2 nước này để bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải ở Thái Bình Dương” – ông Pence nhấn mạnh.
Trước đó, hồi tháng 8 năm nay đã xuất hiện thông tin rằng Trung Quốc có thể được trao hợp đồng phát triển 1 cảng biển ở đảo Manus. Một căn cứ quân sự trên hòn đảo này sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng bởi cảng nước sâu này có thể đón cả các tàu sân bay và hàng trăm tàu hải quân.
Là một trong những căn cứ quan trọng nhất đối với hạm đội của Mỹ trước các mối đe dọa ở Thái Bình Dương suốt Chiến tranh Thế giới thứ Hai, căn cứ trên đảo Manus sẽ nằm trên đường phòng thủ thứ hai, đề phòng trường hợp Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phá vỡ thành công đường phòng thủ thứ nhất được gọi là Chuỗi đảo thứ nhất được định hình bởi quần đảo Kuril, Nhật Bản, Đài Loan, phía Bắc Philippines và Borneo tới Bán đảo Malay.
Nhưng thậm chí nếu thông tin về việc Trung Quốc cũng tìm cách “đặt dấu chân quân sự” của họ trên đảo Manus là sai sự thật thì Bắc Kinh sẽ cảnh giác về khả năng Mỹ và Australia phát triển tiền đồn quân sự ở PNG để ngăn chặn bất cứ bước tiến nào của Trung Quốc.
Vành đai - Con đường
Ở một diễn đàn về kinh tế như APEC, người ta sẽ không thể không nhắc tới sáng kiến “Vành đai – Con đường” của Trung Quốc dù có thể đây không hẳn là vấn đề mà Chủ tịch Tập Cận Bình định tập trung vào khi ông đặt chân tới PNG.
Ông Tập Cận Bình đã lên tiếng bảo vệ hoạt động thương mại của Trung Quốc ở khu vực cũng như bác bỏ cáo buộc rằng sáng kiến “Vành đai – Con đường” có động cơ địa chính trị mờ ám nào đó. Nhưng dù Chủ tịch Trung Quốc có ăn nói khéo léo như thế nào thì Bắc Kinh vẫn vấp phải những phản ứng không mong đợi.
Trung Quốc càng đầu tư nhiều với quy mô càng lớn thì Bắc Kinh càng cần phải trấn an những nước đi vay và cộng đồng quốc tế rằng đó không phải là cái “bẫy nợ” hay một nỗ lực tìm cách gây thanh thế, tạo ảnh hưởng.
APEC 2018 đáng lẽ phải là cơ hội để Trung Quốc tỏa sáng nhưng thực tế là tất cả những tham vọng của Bắc Kinh khiến nhiều nước nhỏ hồ nghi, e sợ và các nước lớn quan ngại, phản kháng.
Tin liên quan
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform