Bài 4: Chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn: Nhà nước chỉ nên độc quyền khâu truyền tải điện
Bài 3: Tiết kiệm điện có là giải pháp "cứu cánh"? | |
Bài 2: Bất cập nhiệt điện, bấp bênh năng lượng tái tạo | |
Bài 1: Thiếu điện không còn là nguy cơ |
Thiếu điện trong thời gian tới đã được ngành điện đề cập khá nhiều. Theo ông, đâu là những nguyên nhân mấu chốt khiến ngành điện rơi vào cảnh thiếu điện như hiện tại?
Nguyên nhân mấu chốt là do các dự án phát triển các nguồn điện bị chậm tiến độ rất nhiều so với quy hoạch phát triển của ngành điện. Hầu hết các dự án nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) chạy than của các chủ đầu tư không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các tư nhân trong nước và nước ngoài đều bị chậm tiến độ. Còn nguyên nhân của việc chậm tiến độ và đội vốn là do các chủ đầu tư dự án NMNĐ chạy than không có năng lực (về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm) và buông lỏng quản lý.
Nguyên nhân của việc chủ đầu tư không có năng lực và buông lỏng quản lý là do tất cả các dự án này đều được triển khai theo “cơ chế đặc biệt” (chỉ định chủ đầu tư, không đấu thầu dự án, đưa vào qui hoạch theo “ý chí” của lãnh đạo). Ví dụ điển hình là các dự án của PVN như: NMNĐ Thái Bình 2 (1.200MW), Long Phú 1 (1.200MW), Sông Hậu 1 (1.200MW), dự án nào cũng vừa bị “chậm” vừa bị “đội vốn”.
Nhiều ý kiến cho rằng, giá điện thấp là yếu tố quan trọng khiến cho ngành điện khó thu hút đầu tư trong và ngoài nước, từ đó dẫn tới nguy cơ thiếu điện. Quan điểm của ông như thế nào?
Tôi đồng ý với quan điểm này vì bất kỳ chủ đầu tư nào (kể cả EVN) cũng muốn thu nhiều lợi nhuận. Giá bán điện lên lưới càng cao thì lợi nhuận càng cao, đầu tư vào sản xuất điện càng hấp dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý, sự hấp dẫn của thị trường phát điện (phía “cung”) phụ thuộc cơ bản vào sức mua điện của phía “cầu”. Giá bán điện ở Việt Nam thấp chỉ thể hiện một phần về sức mua rất kém của thị trường.
Khi ngành điện điều chỉnh tăng giá điện, luôn có luồng ý kiến cho rằng giá điện thiếu minh bạch. Ông đánh giá thế nào về mức độ minh bạch của giá điện tại Việt Nam? Chi phí nào ông cảm thấy ảnh hưởng không nhỏ tới giá điện mà vẫn còn là "khoảng tối" chưa được minh bạch hóa?
Ở Việt Nam, hiện nay EVN đang độc quyền 100% trong việc mua-bán điện thông qua “con đẻ” của mình là Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0). Mặc dù được đặt tên là “quốc gia”, nhưng A0 đang là “của EVN, vì EVN và bởi EVN”. Bất kỳ chi phí nào liên quan đến điện năng đều là “khoảng tối”. Trong điều kiện hiện nay, việc minh bạch hóa thị trường điện rất đơn giản và việc kiểm soát tính minh bạch cũng rất dễ, chỉ cần vào sau tháng 3 hàng năm, A0 công bố rõ năm vừa qua đã mua của ai, bán cho ai, bao nhiêu điện và với giá bao nhiêu.
Hiện nay, khi phân tích các nguồn cung cho điện, dễ thấy nhiệt điện còn nhiều bất cập, thủy điện gần như đã tới hạn... Ngành điện đang định hướng đẩy mạnh nguồn năng lượng tái tạo để bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Theo ông, hướng đi này có khả thi, góp phần giải quyết đáng kể khó khăn cho cung ứng điện trước mắt?
Thực ra, những “bất cập” hay “tới hạn” này hoàn toàn có thể tháo gỡ.
Trước hết, về nhiệt điện: Bất cập lớn nhất là nguồn cung cấp nhiên liệu (than, dầu và khí) trong nước đang cạn kiệt rất nhanh. Nhưng, cơ hội của nhiệt điện rất lớn vì nguồn nhiên liệu trên thế giới để NK về Việt Nam rất lớn (gần như vô hạn) và rất minh bạch (từ năm 1955 đến nay).
Về thủy điện: Thực tế cho thấy, thủy điện là một lợi thế của Việt Nam. Các dự án thủy điện đã, đang và sẽ là “cầu thủ” ghi bàn số 1 trong “đội tuyển” điện của Việt Nam. Trong năm 2018 vừa qua, nếu không có thủy điện Hòa Bình (phát vượt công suất thiết kế 1,5 lần) cung cấp thêm lên lưới điện 4,5 tỷ kWh, có lẽ GDP không thể tăng trưởng quá 5%.
Về năng lượng tái tạo: Xét trên quan điểm kỹ thuật về “hệ thống điện”, các nguồn năng lượng tái tạo mới đối với bất kỳ quốc gia nào (kể cả Mỹ) trong tương lai cũng không thể chiếm tỷ trọng lớn hơn 20-25% được. Còn trước mắt, hiện tại các “cầu thủ” điện mặt trời hay điện gió chỉ làm đẹp đội hình trên “sân cỏ”, chỉ đủ để “gãi ngứa”, làm cho “vui” và để vừa lòng các đối tác đang muốn bán thiết bị.
Lâu nay nhắc đến thiếu điện, ai cũng nghĩ đến EVN. Dường như cơ chế thị trường cho ngành điện còn khá hạn chế. Ông có nghĩ rằng, đây là ngành cần phải thị trường hơn nữa và liệu ngành điện có thể thị trường đến đâu?
Ở Việt Nam, các sản phẩm năng lượng đã có cơ hội được thị trường hóa từ năm 1993. Rất tiếc, cơ hội này đã bị bỏ qua. Từ năm 1994, chỉ có ngành than đã được thị trường hóa theo kiểu “nửa vời” (thị trường hóa đầu vào, buông lỏng XK, còn 80% đầu ra trong nước thì lại bị “điều tiết”). Trong ngành dầu khí, thượng nguồn (khai thác) đã được thị trường hóa (với tư nhân nước ngoài), còn hạ nguồn vẫn độc quyền NK và phân phối.
Sau 13 năm bỏ lỡ cơ hội, người ta đã nhắc đến thị trường hóa ngành điện từ năm 2006, đến năm 2013 lại có quyết định về “lộ trình” thị trường hóa ngành điện. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam đang chỉ có duy nhất một “chợ” do EVN độc quyền mua tận gốc và bán tận ngọn.
Vế thứ hai của câu hỏi là liệu ngành điện có thể thị trường đến đâu? Theo tôi, Nhà nước chỉ nên độc quyền khâu tryền tải điện, là khâu trung gian giữa phát điện và phân phối điện. Trước mắt, Chính phủ cần ngay lập tức cho triển khai 2 nhiệm vụ rất khả thi là: Tách A0 ra khỏi EVN (điều này đã có chủ trương từ lâu) và thực hiện công khai minh bạch về mua và bán điện.
Nhìn nhận tổng thể, ở thời điểm trước mắt và cả dài lâu, đâu là giải pháp căn cơ, hiệu quả giúp ngành điện tháo gỡ được nỗi lo thiếu điện, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao, thưa ông?
Giải pháp căn cơ và hiệu quả nhất (nhưng hơi khó thực hiện) để cứu vãn nền kinh tế là tăng giá điện. Tăng giá điện là giải pháp “một mũi tên, 2 con thỏ”. “Con thỏ” thứ nhất là thu hút được vốn đầu tư vào ngành điện (tăng “cung”) mà Việt Nam đang rất bị hiếm. “Con thỏ” thứ hai là giảm nhu cầu về điện, bắt buộc người sử dụng phải tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng điện (điều mà Việt Nam đang thua xa mức bình quân của thế giới).
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương): Chỉ những chi phí nào liên quan đến giá thành sản xuất, kinh doanh điện mới được tính toán vào giá thành sản xuất điện Liên quan tới tính minh bạch trong giá điện, hàng năm, EVN vẫn thuê các đơn vị kiểm toán độc lập kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện. Chỉ những chi phí nào liên quan đến giá thành sản xuất, kinh doanh điện mới được tính toán vào giá thành sản xuất điện. Các chi phí không nằm trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh điện sẽ không được tính vào giá thành. Kết quả này phải được các đơn vị kiểm toán độc lập xác nhận. Sau đó, Bộ Công Thương thành lập đoàn công tác bao gồm đại diện các đơn vị của bộ, ngành liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cùng với các đơn vị bên ngoài như VCCI, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... kiểm tra trên cơ sở báo cáo của đơn vị kiểm toán độc lập. Sau khi có kết quả, Bộ Công Thương tiến hành tổ chức họp báo công khai giá thành sản xuất điện. Thị trường điện hiện nay đã bắt đầu thị trường hóa phần nguồn. Bây giờ ai cũng biết xây dựng một nhà máy nhiệt điện hết bao nhiêu tiền, vận hành tốn kém bao nhiêu thì giá thành phải là bao nhiêu. Chuyện đó không có gì tù mù. Trong Chiến lược về an ninh năng lượng cách đây khoảng 20 năm đã đề xuất nhiều giải pháp cho vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, nhưng hiện nay mới làm được một phần nhỏ. Đây vẫn là những giải pháp căn cơ cho câu chuyện đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới. Thứ hai là phải cổ phần hóa toàn bộ hệ thống điện lực. Cổ phần hóa được các điện lực địa phương thì dịch vụ sẽ tốt hơn nhiều. Thứ ba là phải thị trường hóa các lĩnh vực trong ngành điện, trước mắt là thị trường hóa khâu phát điện, tiến hành phát điện cạnh tranh, đơn vị nào giá rẻ cạnh tranh thì mua trước, giá cao thì mua sau. Đó là trong trường hợp có dự trữ khoảng 25-30% công suất mới cạnh tranh được. Thứ tư là sẽ thị trường hóa phần phân phối điện, có thể có rất nhiều công ty phân phối điện chứ không phải chỉ một mình EVN. Nhà nước chỉ độc quyền trong truyền tải. Thứ năm là phải cải tổ ngành điện, sắp xếp, cơ cấu lại. Hiện nay, ngành điện cũng đã tái cơ cấu nhưng chưa triệt để khi mới lập được các Tổng công ty phát điện (Genco) để cạnh tranh phần bán điện, phải tiến tới làm tiếp là cổ phẩn hóa các điện lực địa phương. Bản thân ngành điện cũng phải giảm bớt lao động gián tiếp bằng cách nâng cao công nghệ, nghiệp vụ quản lý. Ví dụ, đưa công nghệ vào để giảm số người vận hành các nhà máy điện từ 400-500 người chỉ còn lại 200-300 người, đồng thời thúc đẩy giảm tổn thất điện năng. Tại Việt Nam, vận hành một nhà máy nhiệt điện hơn 1.000 MW có lượng nhân công khoảng 600-700 người, trong khi đó ở Thụy Điển con số này chỉ 3-4 người, toàn bộ được tự động hóa… Hiện nay, việc tính chi phí sản xuất và giá thành, giá bán điện đều phải tuân thủ Quy chế tính giá chung theo quy định của Luật Giá, Luật Điện lực và tính toán phân bổ chi phí cho từng khâu riêng biệt gồm: Giá thành phát điện, truyền tải; phân phối bán lẻ; phụ trợ quản lý… và không được phép tính vào giá điện các khoản đầu tư ngoài ngành, các khoản chi không phục vụ việc sản xuất, truyền tải và bán điện. Muốn tạo được sự đồng thuận của người dân về các cách tính và kết quả tính toán trên không có cách nào khác là phải có một cơ quan thẩm định độc lập phương án giá do EVN xây dựng, còn EVN phải có trách nhiệm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình về phương án giá đó. Tổ chức hình thành thị trường phát điện cạnh tranh, bán buôn điện cạnh tranh, bán lẻ điện cạnh tranh là hướng chúng ta đang làm. Đây là hướng đi đúng. Thời gian tới, cần tái cơ cấu lại ngành điện, tạo điều kiện thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng điện. Nhà nước chỉ còn giữ độc quyền trong lĩnh vực truyền tải và điều độ hệ thống điện Quốc gia. Uyển Như (thực hiện) |
Tin liên quan
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Sửa luật để phát huy tính tự chủ, doanh nghiệp nhà nước cũng muốn "quyền tự quyết"
20:02 | 22/08/2024 Tài chính
Quản lý vốn nhà nước cần tính đến tính chất đặc thù của các tổ chức tín dụng
06:29 | 09/08/2024 Tài chính
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics