Bài học vụ Formosa: "Không thể trông chờ sự tự giác của DN"
Theo ông, trong thời gian tới Việt Nam cần phải làm những việc gì để làm sạch môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung để ngư dân có thể yên tâm ra khơi đánh bắt cá?
Phía doanh nghiệp cũng đã hứa sẽ đền bù thiệt hai gây ra tại vùng biển thuộc 4 tỉnh miền Trung nước ta (từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế). Trong đó, doanh nghiệp cũng khẳng định sẽ khắc phục hậu quả ô nhiễm biển, cũng như chuyển đổi sinh kế cho người dân tại 4 tỉnh xảy ra thảm họa môi trường.
Việc tiếp theo, Việt Nam và doanh nghiệp phải xác định được trong vùng biển tại 4 tỉnh miền Trung địa điểm nào còn đang tích tụ ô nhiễm (điểm nóng). Sau 3 tháng Formosa xả thải, hiện chất ô nhiễm vẫn còn và các cơ quan chức năng phải xác định lượng tồn dư trong môi trường là bao nhiêu. Căn cứ vào hành vi và bản chất hóa học của chất ô nhiễm (phenol, cyanua,…) xác định xem thời gian lưu tồn trong trầm tích đáy biển, nước biển và trong sinh vật biển còn bao lâu vì trải qua thời gian nước biển cũng có khả năng tự làm sạch một phần.
Tuy nhiên, trong trầm tích đáy biển và các hệ sinh thái như rạn san hô ở đáy biển khả năng phân hủy chất ô nhiễm thường rất khó hoặc không có khả năng tự phân hủy. Khi đó, các cơ quan chức năng, nhà khoa học cần có giải pháp can thiệp, xử lý. Ví dụ, nếu những điểm ô nhiễm ít có thể ‘đảo lên’ để cho chuyển sang trạng thái tự phân tán, nếu nhiều buộc phải hút đi. Qúa trình hút phải có kỹ thuật nếu không sẽ lại phóng thích chất ô nhiễm ra môi trường biển và sẽ gây ô nhiễm trở lại.
Tất cả những động thái đó vừa mất thời gian vừa tốn kém, chính vì thế khâu ban đầu cần xác định khu vực có ‘điểm nóng ô nhiễm’ đối với cả 3 hợp phần môi trường là trầm tích đáy biển, nước biển và sinh vật biển, đặc biệt là sinh vật đáy hai mảnh vỏ ăn lọc. Sau đó, phân ra theo mức độ an toàn và không an toàn, an toàn vừa,…Trên cơ sở đó thông tin kịp thời, hướng dẫn cụ thể người dân sử dụng môi trường biển như thế nào cho an toàn nhất.
Qua sự việc Formosa, các cơ quan quản lý Việt Nam cần phải rút ra bài học gì để tránh không còn trường hợp tương tự xảy ra, thưa ông?
Tất cả công tác quản lý Nhà nước đều có quy trình. Trong đó có hai mức độ, nếu quy trình cấp phép đã tốt thì cần xem mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp như thế nào. Đồng thời, cũng phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao đối tác lại không tuân thủ đúng quy trình đã cấp phép, việc kiểm soát chất thải, thực hiện cam kết của nhà đầu tư. Từ đó, tìm ra được bài học từ thực tiễn.
Thứ hai, nếu quy trình cấp phép cho doanh nghiệp xả thải chưa tốt phải làm lại, nghiêm túc sửa đổi. Như việc không cấp phép cho doanh nghiệp xây dựng đường ống ngầm xả thải dưới biển nhưng đối tác xây dựng đường ống xả thải dưới biển, tức là đối tác không tuân thủ quy trình cấp phép.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải bổ sung rõ ràng hơn các quy định để yêu cầu nhà đầu tư tuân thủ đúng quy định. Như việc yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng tất cả các ống xả thải nổi khi xả thải ra biển. Trước khi xả ra biển dù đã đi qua các vòng xử lý nước thải nội bộ của doanh nghiệp vẫn phải đưa vào một ‘hồ/bể lắng’ phía ngoài doanh nghiệp sau đó mới đưa vào đường ống chuyển ra biển. Như vậy, cơ quan quản lý môi trường có điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát 24/24.
Thứ ba, việc cấp phép phải căn cứ vào báo cáo đánh giá tác động môi trường và căn cứ tiêu chuẩn chất thải những khu vực đó như thế nào. Nếu tiêu chuẩn quá thấp phải xây dựng một tiêu chuẩn cấp quốc tế, bởi Việt Nam đã hội nhập quốc tế nên có quyền sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Vừa rồi, Việt Nam chỉ tập trung vào quan trắc môi trường biển với mạng lưới thưa và các thông số quan trắc không phản ánh nguồn chất thải tiềm năng của các doanh nghiệp ven biển. Chính vì vậy, doanh nghiệp dễ lợi dụng để xả thải ‘bất hợp pháp’ gây ô nhiễm môi trường biển. Cũng không thể trông chờ sự tự giác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp vì bản thân doanh nghiệp thường ưu tiên cho phát triển hơn là bảo vệ môi trường do chi phí cho bảo vệ môi trường tốt cũng chiếm khoảng 20 đến 30% so với chi phí đầu tư một dự án.
Đồng thời, sau khi Formosa nhận lỗi và xin đền bù, phía Việt Nam cũng phải có quy định sử dụng nguồn tiền đã đền bù một cách chặt chẽ tránh để ‘mang tiếng’ thiếu minh bạch. Đặc biệt, tập trung xử lý một số ưu tiên trong vùng như Thủ tướng chỉ đạo và cần chú ý đến người dân.
Bên cạnh đó, phải yêu cầu Fomosa và các doanh nghiệp nước ngoài phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam, không có chuyện lơ là phối hợp giữa hai bên.
Đã có một thời gian Việt Nam kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài và có những doanh nghiệp nước ngoài để lại hậu quả ô nhiễm môi trường cho Việt Nam. Vậy trong thời gian tới, Việt Nam có nên chọn lọc các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư không, thưa ông?
Chủ trương kêu gọi đầu tư từ nước ngoài là đúng vì có nhiều lợi ích, phù hợp với bối cảnh của một thế giới chuyển đổi và hội nhập, nhất là khi Việt Nam có xuất phát điểm thấp so với các nước. Khi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, Việt Nam sẽ có thêm nguồn vốn; có công nghệ; tạo ra sản phẩm cụ thể để kích thích nhu cầu nội vùng với các mặt hàng đa dạng hơn; giải quyết được việc làm cho người lao động; tạo động lực mới cho các vùng ‘hoang hóa’ hoặc phát triển ‘kém hiệu quả’,...
Trong quá trình triển khai kêu gọi đầu tư nước ngoài, Chính phủ cũng nêu rất rõ là phải sàng lọc kỹ đầu tư từ giai đoạn sớm, đối với những dự án có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường phải xem xét kỹ, thậm chí là từ chối. Tuy nhiên, từ chủ trương đúng đến thực tiễn còn có khoảng cách đòi hỏi chúng ta phải cụ thể hóa dưới dạng các văn bản, cơ chế chính sách, những quy trình phải chặt chẽ. Chiếc sàng ken dầy thì không thể lọt các dự án xấu, cơ chế chính sách tốt thì không còn mảnh đất cho kẻ cơ hội. Các cơ chế chính sách như vậy cần chế tài cụ thể và được phê chuẩn bởi Thủ tướng Chính phủ ký để có thể xử được trách nhiệm nếu như các bên không tuân thủ hoặc bên này tuân thủ bên kia không tuân thủ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics