Ban hành Nghị quyết thuế tối thiểu toàn cầu để chủ động hội nhập quốc tế
Việc sớm thông qua Nghị quyết về thuế TTTC để bảo đảm sự rõ ràng về mặt pháp lý cho các nhà đầu tư. |
Bảo đảm sự rõ ràng về mặt pháp lý
Sáng ngày 29/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu tại phiên họp bế mạc Quốc hội.
Trước đó, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết để chủ động hội nhập quốc tế, nội luật hóa các quy định của OECD để giữ được quyền đánh thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) tại Việt Nam.
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, từ góc độ của các nhà đầu tư bị điều chỉnh bởi thuế TTTC, việc Việt Nam chưa nội luật hoá quy định về thuế TTTC trước thời điểm 1/1/2024 sẽ làm các nước xuất khẩu đầu tư không rõ về khả năng áp dụng thuế TTTC tại Việt Nam. Điều này có thể làm cho các nhà đầu tư phải lập kế hoạch cho năm 2024 theo hướng chuyển số thuế TTTC bổ sung tại Việt Nam về kê khai và nộp tại nước mẹ.
Vì vậy, các nhà đầu tư thể hiện quan điểm mong muốn Việt Nam sớm thông qua Nghị quyết về thuế TNDN bổ sung để bảo đảm sự rõ ràng về mặt pháp lý cho các nhà đầu tư khi xây dựng kế hoạch cho năm 2024.
Từ thực tế này, ngày 1/11/2023, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 39/2023/UBTVQH15 để bổ sung Nghị quyết về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2023 để trình Quốc hội tại kỳ họp này theo quy trình tại 1 kỳ họp.
Trước đó, năm 2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế bao gồm: trụ cột thứ nhất phân bổ thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa trên kỹ thuật số; trụ cột thứ hai đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (TTTC) 15% đối với các công ty đa quốc gia.
Nội dung thực hiện thuế TTTC này đã đạt được sự thoả thuận tham gia của hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng Thuế TTTC từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với Thuế TTTC (15%). Các nước nhận vốn đầu tư từ nước ngoài tương tự như Việt Nam cũng nghiên cứu để đưa ra chính sách ứng phó, trong đó có việc áp dụng quy định Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) để tránh việc nộp thuế bổ sung đối với phần thu nhập của công ty thành viên có thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu về các nước có công ty mẹ đóng trụ sở chính, đồng thời cũng nghiên cứu một số giải pháp hỗ trợ về tài chính để giữ chân các doanh nghiệp FDI thuộc đối tượng của Thuế TTTC và thu hút các nhà đầu tư mới.
Đem lại nhiều nguồn lợi, bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các quốc gia
Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm, Việt Nam đã tham gia công ước thuế TTTC một cách tích cực. Đây là lợi ích quốc gia và nếu như Việt Nam không tham gia, không thực hiện, áp dụng thuế TTTC, các "nước mẹ" của chủ doanh nghiệp có quyền "đánh" mức thuế tối thiểu 15%.
Bởi vậy, nếu Việt Nam không tham gia, lập tức phần chênh lệch dưới mức thuế TTTC doanh nghiệp cũng không được hưởng. Theo đó, phần chênh lệch này sẽ chuyển về chính quốc của doanh nghiệp đó.
Vì vậy, để đảm bảo lợi ích quốc gia, Việt Nam cần có chính sách tham gia thực hiện thuế TTTC ngay từ đầu năm 2024 khi tất cả các nước tham gia công ước hầu như đều thực thi để đảm bảo quyền đánh thuế của mình và lợi ích quốc gia.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm, việc tham gia công ước thuế TTTC sẽ xóa nhòa đi chính sách ưu đãi về thu hút đầu tư của Việt Nam từ xưa đến nay dựa trên công cụ là chính sách thuế TNDN. Vì thế, phải khẳng định ưu đãi về thuế TNDN chỉ là một trong những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư.
Còn rất nhiều yếu tố khác tạo nên sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư của Việt Nam như: sự ổn định về hệ thống chính trị, các nền tảng về hạ tầng, yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực, yếu tố về thể chế, chính sách môi trường, hành chính, pháp lý, an ninh…
Tất cả các yếu tố này tổng hòa thành tính hấp dẫn môi trường đầu tư và thuế chỉ là một trong yếu tố đó. Do đó, phải xác định là việc áp dụng chính sách ưu đãi về thuế còn tạo ra kẽ hở để doanh nghiệp chuyển giá, chống trốn lậu thuế.
“Vì vậy, việc áp dụng thuế TTTC sẽ có phần tác động đến môi trường kinh doanh. Thế nhưng, mức độ tác động và tính hấp dẫn đầu tư không quá lớn. Mặt khác, Việt Nam lại có những nguồn lợi nhất định như tăng nguồn thu cho ngân sách; giảm trốn lậu, chuyển giá…”, đại biểu Trần Văn Lâm nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, việc áp dụng thuế TTTC tới đây chắc chắn giúp tăng nguồn thu ngân sách. Mức thuế tối thiểu toàn cầu được quy định là 15%, áp dụng đối với các tập đoàn, công ty đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu EUR, tương đương 800 triệu USD trong ít nhất hai năm của bốn năm liền kề gần nhất và hoạt động có lợi nhuận thì hoàn toàn có khả năng thu được khoản tiền từ nguồn này.
Trước ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế TTTC dẫn đến hạn chế khả năng thu hút vốn FDI của các tập đoàn, công ty đa quốc gia, chuyên gia Trần Hoàng Ngân cho rằng, nếu để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các quốc gia, và quan trọng nhất là chống chuyển giá thì chúng ta vẫn cần áp dụng quy định về thuế TTTC.
Theo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu vừa được ban hành, Nghị quyết gồm 8 điều với những quy định cụ thể từ người nộp thuế đến giải thích từ ngữ, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT), quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR), quy định về kê khai nộp thuế và quản lý thuế… Theo Nghị quyết, người nộp thuế là đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ một số trường hợp cụ thể được nêu. Nghị quyết giao Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề này. Quy định về thuế QDMTT và IIR, Nghị quyết đã đưa ra công thức tính thuế với thuế suất tối thiểu của cả 2 loại là 15%. Nghị quyết giao Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của Nghị quyết này. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024. T |
Tin liên quan
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics