Bảo lãnh tín dụng có lấp đầy “khoảng cách" tiếp cận vốn ngân hàng?
Doanh nghiệp cần bảo lãnh để được tiếp cận vốn vay thuận tiện hơn. Ảnh minh họa: ST |
Khó gặp nhau
Hiện nay, các chính sách tín dụng ưu đãi mà ngân hàng dành cho DN chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 bao gồm: Cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với nợ cũ và cho vay mới, giảm lãi suất, giảm phí. Trong đó, nhiều ngân hàng đã cho phép DN đủ điều kiện được cơ cấu lại nợ với thời hạn lên đến 1 năm hoặc giữ nguyên nhóm nợ, với các gói tín dụng cho vay mới lên tới 600.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 4, tín dụng mới tăng khoảng 1,32% so với cuối năm 2019, đây là mức tăng rất thấp, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp hiện nay rất yếu.
Đây là nghịch lý trong bối cảnh các DN, nhất là khối DN nhỏ và vừa đều “than thở” về những khó khăn về tình hình tài chính, thiếu vốn cho các hoạt động tái đầu tư, sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19. Nguyên nhân bởi ngân hàng và DN vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung” trong hoạt động cho vay hỗ trợ vì dịch bệnh.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội (SHF) cho biết, DN liên hệ ngân hàng để được giãn nợ, cơ cấu lại nợ nhưng ngân hàng lại cho biết nếu doanh nghiệp thực hiện giãn nợ, thì sau này xếp hạng tín dụng có thể bị xếp vào danh sách nợ xấu. Điều này khiến DN không thể đánh đổi vận mệnh, uy tín lâu dài để lấy cái lợi ngắn hạn. Chính vì thế, ông Dũng cho rằng, cách làm này khiến những hỗ trợ của ngành ngân hàng là “vô nghĩa”.
Mới đây, trong văn bản kiến nghị lên Thủ tướng, Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB) cũng đã nêu lên thực trạng rất nhiều DN vất vả tìm cơ hội vay vốn lãi suất thấp theo gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ. Nguyên nhân là do các ngân hàng từ chối hồ sơ vay vốn vì lo ngại về khả năng trả nợ của người vay, hoặc vì người vay không thể chứng minh được sẽ có dòng tiền thu về lớn hơn dòng tiền chi ra.
Phía ngành ngân hàng cũng có “nỗi khổ” riêng nên không thể hạ chuẩn cho vay để hỗ trợ DN một cách rộng rãi. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN, ngân hàng cũng là DN trung gian tài chính, khi DN và người dân bị ảnh hưởng, không có nguồn thu thì đồng nghĩa với việc khó khăn trong việc trả nợ và theo đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng. Khi đó, nợ xấu phát sinh sẽ khiến các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các ngân hàng. Do đó, nếu ngân hàng hạ chuẩn cho vay hoặc phá vỡ các tiêu chí về đảm bảo an toàn thì hệ thống ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ bất ổn trở lại như đã từng xảy ra trong giai đoạn trước đây.
Mở rộng quy mô bảo lãnh tín dụng
Rõ ràng, các DN và ngân hàng đều phải chịu “vòng kim cô” về các vấn đề liên quan đến vay vốn. Chính vì thế, các DN du lịch thuộc Hội đồng TAB đã nêu lên kiến nghị cần hỗ trợ tài chính bằng hình thức vay vốn có bảo lãnh của Chính phủ.
Thực tế là hình thức vay vốn bằng các quỹ bảo lãnh tín dụng không hề mới. Tính đến nay, cả nước có gần 30 quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập và đi vào hoạt động, với tổng vốn điều lệ thực có khoảng trên 1.400 tỷ đồng, trong đó có đến hơn 1.300 tỷ đồng là vốn ngân sách. Tuy nhiên, khả năng hoạt động của các quỹ này lại chưa hiệu quả, chưa phát huy được đúng tác dụng đối với DN.
Nói về hoạt động của quỹ này, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, năng lực điều hành, quản trị của DN nhỏ và vừa rất thấp, ngân hàng không thể cho vay dưới chuẩn. Nhưng hiện các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ và vừa ở các địa phương với quy mô vốn rất nhỏ, trong khi số lượng DN nhỏ và vừa tại Việt Nam rất lớn nên các quỹ không thể đáp ứng được nhu cầu bảo lãnh tín dụng. Vì thế, ông Thân đưa ra giải pháp mở rộng qui mô quỹ bảo lãnh tín dụng. Phải có quỹ bảo lãnh tín dụng ở Trung ương để bảo lãnh cho DN vay, khi đó, ngân hàng sẽ yên tâm hơn vì nếu chẳng may DN không trả được nợ thì đã có quỹ bảo lãnh rồi.
Thực tế, nhiều quốc gia đã tung ra các gói bảo lãnh tín dụng, có nơi lên tới 70% khoản vay. Vì thế, các chuyên gia cho rằng các quỹ bảo lãnh tín dụng tại Việt Nam phải được nâng cấp để hoạt động hiệu quả hơn, cán bộ phải đủ năng lực, tăng trách nhiệm vì DN. Không nên quá lo về nguy cơ “vỡ quỹ” do DN sử dụng vốn vay không hiệu quả, vì DN nào cũng muốn làm ăn có lãi, không trả được nợ tức là DN chết, mà không DN nào muốn chết cả.
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics