Bắt tay cùng ngành gỗ các nước ASEAN để nâng cao giá trị
Thúc đẩy liên kết trong ngành gỗ ASEAN | |
Ngành gỗ nỗ lực giữ “sân nhà” | |
Ngành gỗ “ngóng” FDI từ các quốc gia phát triển | |
FDI vào ngành gỗ tăng nhanh: Nơm nớp lo đầu tư “núp bóng” |
Liên kết sẽ giúp ngành gỗ ASEAN khai thác cả 4 giá trị sản xuất, thiết kế, thương hiệu và thương mại trong chuỗi giá trị ngành gỗ. Ảnh: N.H. |
Thúc đẩy liên kết khu vực
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) và các thành viên Hội đồng Công nghiệp nội thất ASEAN (AFIC) đều có chung nhận định rằng ASEAN là khu vực nhiều ưu thế vượt trội về nguyên liệu, sản xuất, phân phối, quy mô thị trường để phát triển ngành gỗ, nội thất. Minh chứng cho nhận định này, ông Emmanuel Padiernos, Chủ tịch AFIC cho biết, số liệu xuất khẩu đồ gỗ của toàn khối ASEAN trong năm 2018 đã đạt tới 12,1 tỷ USD trên tổng giá trị xuất khẩu 150 tỷ USD của toàn cầu. Qua đó cho thấy ASEAN là trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn của thế giới.
Hiện Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines là những nhà cung cấp đồ nội thất Đông Nam Á đang phát triển nhanh với 2/3 năng lực sản xuất ưu tiên cho xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu/sản xuất cho khu vực này là khoảng 66%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của thế giới (khoảng 30%). Ước lượng, năng lực sản xuất gỗ, nội thất của Đông Nam Á đáp ứng được 5% tổng lượng tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ và 2% với Tây Âu. Trong đó, Việt Nam là nước tiềm lực sản xuất và hiện dẫn đầu Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, thứ 2 châu Á và thứ 5 toàn cầu.
Với quy mô và tiềm năng to lớn như vậy, để khai thác tối đa các giá trị của ngành gỗ trong khu vực, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA đề xuất mô hình hợp tác – liên kết – liên minh giữa các DN Việt Nam, giữa DN và Hiệp hội trong khối ASEAN. Qua đó tiến tới xây dựng tầm nhìn mới cho AFIC là “hợp tác vì sự thịnh vượng chung cho khu vực”.
Theo ông Khanh, ngành gỗ Việt Nam đang dẫn đầu khu vực về tiềm lực, nhưng hầu hết DN chỉ tập trung cho lợi ích riêng, thương hiệu riêng, sản phẩm riêng mà chưa thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu ngành. Bản thân các nước trong ASEAN cũng cạnh tranh với nhau. Vì vậy, cần có mục tiêu chung lớn hơn để tạo sự gắn kết, hợp tác vì sự thịnh vượng chung. Nếu biết kết hợp các thế mạnh của nhau, liên minh với đối tác khu vực, sẽ tạo nên chuỗi giá trị của ngành gỗ với những sản phẩm uy tín, chất lượng.
Ông Trần Việt Tiến, Uỷ viên thường vụ HAWA cũng cho biết, tổng giá trị sản xuất đồ gỗ và nội thất của toàn thế giới là 140 tỷ USD, nhưng giá trị hàng hoá, bao gồm 4 yếu tố về sản xuất, thiết kế, thương hiệu và thương mại, thì lên tới 450 tỷ USD. Do đó, việc liên kết nội khối sẽ giúp ngành gỗ khai thác được cả 4 yếu tố kể trên của ngành gỗ, giúp nâng giá trị ngành gỗ trong khu vực lên gấp nhiều lần so với hiện nay.
Phủ kín bản đồ thương hiệu gỗ thế giới
Các chuyên gia nhận định, việc đẩy mạnh liên kết trong khối ASEAN có thể ngay lập tức mang lại lợi ích cho DN trong việc khai thác tiềm năng của chính thị trường ASEAN. Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm các nước trong khu vực ASEAN nhập khẩu khoảng 3,3 tỷ USD đồ nội thất từ khắp thế giới, cho thấy đây là thị trường rất lớn và tiềm năng. Tuy nhiên, hiện DN Việt Nam mới chỉ đóng góp chưa tới 70 triệu USD/năm, tương đương tỷ trọng 5% trong tổng số 3,3 tỷ USD đó. Xuất khẩu nội khối cũng chỉ dừng ở mức 730 triệu USD/năm tương đương khoảng 22%. Những con số này cho thấy lâu nay ngành gỗ ASEAN đã bỏ quên sân nhà và đây cũng chính là cơ hội cho các DN gia tăng thương mại, thay thế nhập khẩu. Bởi lẽ, ngoài quy mô dân số lớn, trong giai đoạn 2017-2030, dự đoán tầng lớp trung lưu ở ASEAN sẽ ngày càng gia tăng, trong đó Việt Nam và Philippines cùng có mức tăng 5,5%, Indonesia tăng 5,2%, Thái Lan 2,2%, Malaysia 2,9%, đây cũng sẽ là đối tượng chính của ngành gỗ, nội thất.
Đặc biệt hơn, theo các chuyên gia AFIC, hoạt động thương mại nội khối ASEAN đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ và sự phát triển rất mạnh của các nền tảng thương mại điện tử. Việc mở rộng mạng lưới phân phối không cần quá nhiều nguồn lực hạ tầng giống như trước đây nữa. Do đó, DN Việt Nam và ASEAN có thể tận dụng lợi thế này để chuyển đổi kỹ thuật số, phát triển nhà sản xuất kỹ thuật số, người tiêu dùng kỹ thuật số thúc đẩy thị trường tiêu dùng.
Theo ông Khanh, việc liên kết hợp tác trong ngành gỗ ASEAN được dựa trên tiềm lực của từng quốc gia và chiến lược của từng DN. Trong đó, liên kết dọc là các trục mạnh về sản xuất của Việt Nam – Indonesia – Lào – Myanmar kết hợp với trục thương mại – thiết kế - dịch vụ phát triển cao của Thái Lan – Singapore – Malaysia – Philippines. Liên kết ngang là các hiệp hội thành viên AFIC trong định hướng chiến lược và liên minh vì sự phát triển bền vững của ngành. Do đó, lợi thế của các quốc gia sẽ được khai thác tối đa để tạo ra giá trị chung lớn hơn.
Ở tầm nhìn rộng hơn, tác động của thương chiến Mỹ - Trung đang tạo ra dòng dịch chuyển về cung – cầu đồ gỗ từ các khu vực khác tới Đông Nam Á. Số liệu 7 tháng năm 2019 cho thấy, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Trung Quốc - Mỹ đã giảm 18,3% với 14,3 tỷ USD, theo đó, Trung Quốc chỉ còn chiếm 50% thị phần tại Mỹ. Khoảng trống mà Trung Quốc để lại có trị giá tới hơn 20 tỷ USD, xét toàn diện về thực lực, DN ngành gỗ ASEAN hoàn toàn có thể lấp đầy. Hầu hết khách hàng Mỹ, châu Âu đều muốn tìm nguồn hàng ngoài Trung Quốc, đây là thời cơ rất lớn để AFIC có tầm nhìn chung, có nhiều hoạt động đón lấy cơ hội, nâng vị thế của khối để cùng hưởng lợi. Việc liên kết còn giúp bổ sung và tiếp ứng sức mạnh tạo thành đối trọng cạnh tranh các thị trường sản xuất khác như Trung Quốc, EU (Đức, Ý, Ba Lan…). Với tầm nhìn như vậy, HAWA kỳ vọng, ở tương lai không xa, ngành gỗ Việt Nam và ASEAN nói chung sẽ phủ kín bản đồ thương hiệu thế giới.
Tin liên quan
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform