Bỏ biên chế suốt đời: Các trường sẽ chủ động tuyển dụng, sa thải giáo viên
Việc ký hợp đồng lao động xác định thời hạn thì khi cần lao động đến đâu, các trường sẽ ký hợp đồng lao động đến đó. Ảnh: ĐH |
Đề xuất bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non | |
Tinh giản biên chế: Quyền lợi của cán bộ, công chức sẽ thế nào? |
Loại bỏ được người có năng lực yếu kém
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đang lấy ký kiến tại kỳ hợp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, từ ngày 1/7/2020, tất cả các trường hợp chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn. Chỉ có viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được chuyển sang hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đối với quy định này trong dự thảo, giáo viên sẽ là một trong những đối tượng chịu tác động từ chính sách.
Từ những quy định trong dự thảo, GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, viên chức thực hiện ký hợp đồng lao động có thời hạn sẽ giúp cho người lao động thực hiện nghiêm túc công việc của mình. Theo GS Dong, hiện có một đội ngũ giáo viên không nhỏ khi được vào biên chế thì chểnh mảng công việc, do đó với những đề xuất nêu trên nếu giáo viên không nỗ lực, phát huy năng lực của bản thân thì không thể tồn tại được. Quy định không có hình thức hợp đồng lao động không xác định thời gian sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động loại bỏ người có năng lực yếu kém, không làm được việc. Ngoài ra, việc ký hợp đồng lao động xác định thời hạn thì khi cần lao động đến đâu, các trường sẽ ký hợp đồng lao động đến đó, từ đó, tránh được tình trạng thừa thiếu giáo viên như hiện nay. “Khi cân đối được đội ngũ thì quỹ tiền lương sẽ ổn định hơn và thu nhập của giáo viên sẽ tốt hơn”, ông Dong nhận định.
Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đồng tình với những quy định trong dự thảo. Theo ông Lê Viết Khuyến, thực hiện biên chế đối với người lao động là quy định trong quản lí ở thời bao cấp. Hiện nay, việc bỏ biên chế đối với người lao động là quy định đúng đắn. Bỏ biên chế sẽ tăng được động lực làm việc của người lao động. Tuy nhiên, quy định này cần phải có lộ trình cụ thể, đặc biệt những vùng đặc biệt khó khăn đang thiếu giáo viên thì không nên bỏ biên chế đối với người lao động làm việc ở khu vực này.
Đồng quan điểm trên, ông Lê Viết Vĩnh, nguyên giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, việc bỏ biên chế đối với giáo viên có thể thực hiện ở các thành phố lớn, còn ở khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn khó giáo viên sẽ khủng hoảng và bỏ nghề. Theo thầy Vĩnh, nhiều giáo viên miền xuôi muốn được vào biên chế đã chấp nhận hy sinh tuổi thanh xuân đến những vùng khó khăn, miền núi giảng dạy. “Do đó, việc bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên miền núi, vùng khó khó khăn chưa thể thực hiện ngay được”, ông Vĩnh nhấn mạnh.
Cần “cởi trói” cho các nhà trường
Hiện nay, nhiều giáo viên hợp đồng dù có năng lực, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi nhưng vẫn chỉ được hưởng mức lương cơ bản và không được hưởng thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào đối với người lao động. Trong khi đó, nhiều giáo viên biên chế dù năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng nhà trường không thể cho nghỉ việc và họ vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi nghề. Từ đó, tạo ra sự bất bình đẳng giữa giáo viên hợp đồng và giáo viên biên chế.
Từ thực tế này, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định, hiện nay không ít nhà trường có tình trạng giáo viên không đáp ứng được yêu cầu, nhất là thái độ với nghề nghiệp chưa đúng chuẩn mực nhưng vẫn phải bố trí việc làm vì họ đã vào biên chế. Cũng không ít nhà trường cần tuyển giáo viên, nhân viên để làm việc mà không được tuyển. Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, việc cào bằng chế độ khiến nhà trường thiếu động lực thay đổi. “Tôi cho rằng, cần “cới trói” để các nhà trường chủ động tuyển dụng, bố trí việc làm, đánh giá, sa thải giáo viên một cách minh bạch và chịu trách nhiệm với Nhà nước, với nhân dân”.
Lo ngại khi bỏ biên chế đối với giáo viên, hiệu trưởng nhà trường sẽ thâu tóm quyền lực và việc ký hợp đồng hay tuyển dụng giáo viên sẽ xảy ra tiêu cực, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, trước tiên các cần phải có quy định thành lập hội đồng trường ở các trường phổ thông. Hội đồng sẽ làm công việc tuyển dụng giáo viên, ký hợp đồng lao động với giáo viên… Hội đồng trường này sẽ do cộng đồng xã hội giám sát, để tránh quyền lực giao cho hiệu trưởng. Như vậy, việc ký hợp đồng lao động đối với giáo viên sẽ tránh được tiêu cực. “Chỉ khi nào các trường phổ thông thành lập được hội đồng trường thì quy định bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên mới thực hiện hiệu quả”, ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Tại phiên làm việc sáng 24/10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã phát biểu giải trình về một số nội dung liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; trong đó có nội dung liên quan đến ký hợp đồng xác định thời hạn hoặc không thời hạn. Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, những công chức đã ký hợp đồng xác định không thời hạn trước đây vẫn giữ hợp đồng đó là không thời hạn, những công chức đã ký hợp đồng có thời hạn sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng có thời hạn, sẽ chuyển qua ký hợp đồng không thời hạn. Đặc biệt, đối với công chức ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thực hiện chế độ như quy định hiện hành. “Vấn đề liên thông và việc thực hiện này chỉ áp dụng đối với tuyển mới từ khi luật này có hiệu lực, chúng ta vẫn bảo lưu kết quả để bảo vệ quyền lợi của những người trước đây đã ký hợp đồng không thời hạn và người đã ký hợp đồng có thời hạn nhưng vẫn tiếp tục sau này được xét chuyển thành hợp đồng không thời hạn”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói. |
Tin liên quan
Bộ Tài chính tuyển dụng nhân viên lễ tân và lái xe
20:33 | 05/09/2024 Tài chính
Samsung bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao
17:39 | 03/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng cục Thuế khai mạc kỳ tuyển dụng công chức năm 2024
14:11 | 06/05/2024 Thuế - Kho bạc
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
19:31 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
19:24 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
09:54 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
09:01 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
07:29 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
05:37 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
05:35 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương
20:01 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics