Đề xuất bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non
Đề xuất bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên. Ảnh internet. |
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT tại Hội nghị Tổng kết kế hoạch năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 tổ chức ngày 6/8, Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên. Theo đó, bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên. Hà Nội, Quảng Ngãi và một số địa phương đã triển khai hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD&ĐT về rà soát đội ngũ và vấn đề thừa, thiếu, hợp đồng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông .
Tuy nhiên, hiện tại một số địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non, phổ thông theo định biên quy định. Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số (hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%), do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
Số lượng, chất lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp; năng lực phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn của một số giảng viên còn hạn chế.
Chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa tương xứng với loại hình lao động mang tính đặc thù cao trong xã hội. Việc nhà giáo được điều động về các cơ quan quản lý giáo dục không được tiếp tục hưởng phụ cấp ưu đãi khiến việc điều động gặp khó khăn. Chính sách tiền lương đối với đội ngũ, đặc biệt đối với giáo viên mầm non hiện tại không còn phù hợp.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho hay, tỉnh An Giang đã giao cho Sở Nội vụ xây dựng đề án tinh giản biên chế với các sở ngành trên toàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú ý đến ngành giáo dục vì đây là ngành đặc thù, có những đặc điểm riêng nên phải chú ý để vừa tinh giản nhưng đảm bảo chất lượng giao dục vẫn được duy trì.
Ông Bình cho rằng, hiện nay ngành sư phạm đang đào tạo thừa giáo viên. Khi chưa giải quyết được vấn đề này thì chưa sắp xếp tinh giản 10% theo lộ trình như hướng dẫn của Bộ GD&ĐT vì nếu không sẽ gây hoang mang cho đội ngũ giáo viên. Do vậy, ông Bình đề xuất có thể năm đầu giảm 2-3% rồi mới tính đến giảm biên chế tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cũng khẳng định, hiện nay vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ đang xảy ra tại một số địa phương. Điều này cho thấy công tác dự báo về nhu cầu nhân lực ngành giáo dục chưa được chuẩn xác. Các ngành, các địa phương cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Về vấn đề xét tuyển đặc biệt với giáo viên hợp đồng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu các địa phương cần nhanh chóng thống kê các trường hợp giáo viên được xét tuyển đặc biệt theo Nghị định 161 của Chính phủ để xem xét.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tưởng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các địa phương cần rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để sẵn sàng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các địa phương cũng cần tiến đến đặt hàng với các trường sư phạm để đảm bảo cung ứng vừa đủ số lượng giáo viên; tiếp tục rà soát, tinh gọn đội ngũ phục vụ trong các trường học như kế toán, nhân viên bảo vệ, y tế.
Theo Bộ GD&ĐT, hiện một số địa phương chưa quan tâm đúng mức việc quy hoạch lại mạng lưới và xây dựng đề án rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Việc này dẫn đến tình trạng triển khai còn lúng túng, không đồng nhất; thiếu đất cho xây dựng trường học đặc biệt là ở các thành phố lớn và thiếu trường, lớp mầm non, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; chưa bám sát các quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt là gắn với chương trình giáo dục phổ thông mới. Sự phát triển của một số cơ sở đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động. Sau khi sắp xếp, quy hoạch lại các điểm trường, tại một số địa bàn dân cư phân tán, giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi học của học sinh nhưng chưa có giải pháp khắc phục; chưa thuận lợi cho người dân và bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh. Sau sáp nhập, các trường gặp khó khăn do việc giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý; chưa giải quyết dứt điểm được tình trạng đội ngũ nhân viên văn phòng, kế toán... dôi dư. |
Tin liên quan
Miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi từ 1/9
09:08 | 29/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khơi mở tiềm năng xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên
20:27 | 26/04/2024 Kinh tế
Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024 – 2025 của Hà Nội
15:39 | 11/04/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
11:50 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phối hợp bắt giữ nhiều vụ buôn lậu trị giá lớn tại khu vực cảng Hải Phòng
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
Liên tiếp bắt giữ các đối tượng vận chuyển ma túy từ Campuchia về Việt Nam
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics