Bộ Công Thương đề xuất tính giá bán lẻ điện theo 5 bậc thang
Đề xuất điều chỉnh giá điện 2 lần/năm | |
Giá bán lẻ điện bình quân cần sự minh bạch |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
5 phương án cải tiến
Theo thông tin mới nhất mà Bộ Công Thương phát đi, ngày 30/12/2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Công văn số 7166/EVN-TCKT gửi Bộ Công Thương báo cáo về Đề án "Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện".
Trên cơ sở báo cáo của EVN, ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét, xây dựng các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Cụ thể, Bộ Công Thương đề xuất 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc (phương án 5 bậc có 2 kịch bản).
Phương án 1 bậc với giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh.
Theo phương án 1 bậc, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng trở lên (khoảng 6,7 triệu hộ); tiền điện phải trả giảm từ 8.000 đến 330.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, hộ sử dụng từ 0 - 200 kWh/tháng (khoảng 18,6 triệu hộ) tiền điện trả tăng từ 17.000 đến 36.000 đồng/hộ/tháng.
Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.
Theo phương án 3 bậc, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 301 kWh/tháng trở lên (khoảng 3,1 triệu hộ); tiền điện phải trả giảm từ 45.000 đến 62.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, hộ sử dụng từ 0 - 300 kWh/tháng (khoảng 22,3 triệu hộ) tiền điện phải trả tăng từ 4.000 đến 30.000 đồng/hộ/tháng.
Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.
Theo phương án 4 bậc, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 51-100, 201-300 và 301-400 kWh/tháng (khoảng 10,3 triệu hộ); tiền điện phải trả giảm từ 267 đến 32.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, hộ sử dụng từ 0-50, 101-200 và từ 401 kWh/tháng trở lên (khoảng 15,3 triệu hộ) tiền điện phải trả tăng từ 1.000 đến 105.000 đồng/hộ/tháng.
Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.
Còn phương án cuối cùng là 5 bậc. Theo đó, mức giá ở bậc thấp nhất là 1.549 đồng/kWh, cao nhất là với đối tượng dùng trên 700 số với mức giá là 3.105 đồng/kWh.
Đề xuất chọn phương án 5 bậc
Riêng với phương án chia 5 bậc thang, Bộ Công Thương chia ra 2 kịch bản.
Kịch bản 1, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang (thay vì 6 bậc thang như hiện hành). Trong đó, giá điện bậc 1 (cho 0 - 100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 mới từ 101 - 200 kWh; bậc 3 mới từ 201 - 400 kWh; bậc 4 mới từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên.
Bộ Công Thương phân tích: Ưu điểm của phương này là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc. Ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của bậc cao hơn nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn đồng thời hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa.
Bên cạnh đó, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội không thay đổi so với hiện hành.
Mức tăng giá giữa các bậc là hợp lý, chênh lệch giữa bậc đầu và bậc cuối cùng là 2 lần, phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả thông qua việc tăng chênh lệch giá giữa bậc thang đầu và bậc thang cuối. Cụ thể như: Nam California, Mỹ là 2,2 lần; Hàn Quốc là 3 lần; Lào là 2,88 lần; Thái Lan là 1,65 lần.
Nhược điểm của kịch bản này là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ, chiếm 1,8% tổng số hộ) phải trả tăng thêm 29.000 đồng/hộ/tháng, tương ứng khoảng 1,1% tổng số tiền điện phải trả.
Ở kịch bản 2 của phương án 5 bậc, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi; gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi.
Phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh. Giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ.
Theo Bộ Công Thương, phương án này có mức chênh lệch giữa bậc đầu và bậc cuối cùng là 1,86 lần, thấp hơn so với phương án 5 bậc, kịch bản 1 nêu trên.
Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 200 - 300 kWh/tháng (khoảng 3,6 triệu hộ) và từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ) phải trả tăng thêm khoảng từ 6.000 - 14.000 đồng/hộ/tháng (các nhóm khách hàng khác được giảm tiền điện phải trả). Mức tăng giá giữa các bậc là không đồng đều.
Phân tích sâu thêm phương án 5 bậc ở cả 2 kịch bản, Bộ Công Thương cho biết: Kịch bản 1 có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới nên tác động khi áp dụng kịch bản này là nhỏ hơn so với phương án 5 bậc, kịch bản 2.
Ngoài ra, mức chênh lệch giữa bậc thang cuối và bậc thang đầu là phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới nhằm khuyến khích các hộ có mức sử dụng điện lớn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Mức tác động đến các hộ có mức sử dụng trên 700 kWh giữa của kịch bản 1 so với kịch bản 2 là không lớn và các hộ sử dụng điện dưới 700 kWh có tiền điện phải trả theo kịch bản 1 là thấp hơn so với kịch bản 2.
Cho rằng phương án biểu giá 5 bậc theo kịch bản 1 là phù hợp nhất, Bộ Công Thương kiến nghị lựa chọn Phương án 5 bậc, kịch bản 1 để áp dụng.
Tin liên quan
Hài hòa lợi ích trong giá điện
07:31 | 28/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm thuế GTGT trong hóa đơn sử dụng điện là không hợp lý
20:06 | 21/08/2024 Tài chính
Lý do EVN tiếp tục lỗ sau thuế 8.098 tỷ đồng
15:57 | 20/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform