Bộ Công Thương lên tiếng vụ nhà đầu tư ngoại thâu tóm dự án điện mặt trời
Tiềm ẩn rủi ro khi nhà đầu tư ngoại thâu tóm dự án năng lượng tái tạo | |
Nhà đầu tư "nóng ruột" lo không kịp hưởng giá điện mặt trời mới |
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Cụ thể, theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Tính đến hết ngày 11/5, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời (ĐMT) và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại.
Một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Ả rập Xê Út....
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nhấn mạnh: “Bộ Công Thương thấy rằng việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Quy định của pháp luật cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện”.
Theo quy định hiện nay, việc chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông... do Sở/Bộ Kế hoạch và Đầu tư thụ lý giải quyết tùy theo quy mô dự án.
Thông thường đối với các dự án điện than, điện khí đầu tư theo hình thức Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT) hay các dự án điện khí đang đề nghị đầu tư thường yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án.
Tuy nhiên, hiện nay các dự án điện mặt trời, điện gió triển khai đầu tư hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ là điểm tích cực trong thu hút đầu tư vào ngành điện.
Cũng theo ông Dũng, nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm và năng lực tốt hơn trong đầu tư, quản lý vận hành nhà máy. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích tổng thể tốt hơn cho nhà đầu tư và xã hội.
Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời cũng hướng tới các mục tiêu đó. Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư điện mặt trời theo các quy định tại các Quyết định số 11, 13 và tuân thủ pháp luật về đầu tư, về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trước đó, như Báo Hải quan đã thông tin, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư ngoại thông qua việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước thâu tóm, trở thành ông chủ thực sự của không ít dự án điện gió, điện mặt trời. Không ít chuyên gia cho rằng, điều này đặt ra lo ngại tiềm ẩn rủi ro về an ninh năng lượng của Việt Nam.
Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, cần coi những giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu này là những hoạt động thông thường trong cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng nhấn mạnh, khác với các giao dịch dự án thông thường, một dự án nguồn năng lượng có một số đặc thù riêng biệt đòi hỏi phải có sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Cần làm rõ liệu một dự án được chuyển nhượng như vậy có tiềm ẩn rủi ro gì về an ninh năng lượng hay không.
“Đáng chú ý, khi tỷ trọng nguồn điện tái tạo (gió, mặt trời) tăng lên tới một mức đủ lớn thì các sự cố đồng thời tại một số dự án do nguyên nhân khách quan, hoặc có chủ định - có thể gây tác động nghiêm trọng tới lưới điện quốc gia, làm ảnh hưởng tới khả năng cung ứng điện tại một khu vực địa lý lớn”, ông Sơn nói.
Nhắc tới vấn đề đổi chủ của các dự án điện mặt trời lớn tại Việt Nam, trường hợp của Công ty Năng lượng B.Grimm Power, một nhánh đầu tư của Tập đoàn B.Grimm (Thái Lan) là một điển hình. Ban đầu, Công ty này liên danh liên kết với nhà đầu tư trong nước để làm dự án, rồi dần nâng sở hữu lên đa số. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến việc Công ty này liên kết với Tập đoàn Xuân Cầu để làm dự án điện mặt trời Dầu Tiếng. Từ tháng 8/2019, ông Preeyanat Soontornwata, Chủ tịch B.Grimm Power là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh và hiện nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đáng chú ý, ông Preeyanat Soontornwata cũng chính là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP TTP Phú Yên (điện mặt trời Hòa Hội); Công ty TNHH Điện mặt trời Việt Thái. Ngoài Tập đoàn B.Grimm, Công ty Cổ phần Fecon cũng đã bán đa số cổ phần dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 cho đối tác là ACWA (Ả Rập Xê út); AC Energy, một công ty con thuộc Tập đoàn Ayala của Philippines cũng đã đầu tư vào nhiều dự án của Tập đoàn BIM Group, một "ông lớn" trên thị trường năng lượng tái tạo... |
Tin liên quan
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
Thách thức không nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu
09:06 | 22/08/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội phát triển thiết bị điện năng lượng tái tạo “made in Vietnam”
08:23 | 30/07/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
Vận chuyển ma túy qua cửa khẩu ngày càng tinh vi, khó lường
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chặn đứng nhiều đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics