Cơ hội phát triển thiết bị điện năng lượng tái tạo “made in Vietnam”
Thưa ông, dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu, ông đánh giá thế nào về quá trình phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam trong những năm qua?
Dưới góc nhìn của cá nhân tôi, bài học đáng giá, thậm chí là đắt giá nhất của Việt Nam chính là không dự đoán được sự phát triển “nóng” của điện mặt trời dẫn đến tình trạng nhiều chủ trương của cơ quan chức năng không còn là “đi trước hướng dẫn” mà là “đi sau và giải quyết hậu quả” của sự cố khủng hoảng điện mặt trời. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, đây không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà là vấn đề chung của ngay cả những quốc gia có công nghệ điện mặt trời phát triển ở mức cao như Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, điện mặt trời là công nghệ phát triển nhanh nhất, hiện thực nhất có thể thay thế được một phần đáng kể các nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai. Tuy nhiên, theo nhận thức của tôi, trong 10 năm tới điện mặt trời chưa thể phát triển thành một nguồn năng lượng tin cậy cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Vì vậy, trong khi phát triển điện mặt trời, một mặt chúng ta cũng phải phải tính đến những phương án để nâng cao hiệu quả sử dụng, như phát triển và áp dụng công nghệ lưu trữ điện năng tái tạo; mặt khác, về lâu dài, cũng cần nghiên cứu triển khai các nguồn năng lượng ổn định, tin cậy và đủ công suất, ít phát thải như điện gió, điện khí, điện sinh khối, thậm chí điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển đất nước.
Sau bài học đắt giá từ sự phát triển “nóng” của điện mặt trời, ông có quan điểm thế nào về việc dịch chuyển năng lượng của Việt Nam?
Ai cũng biết, cuộc khủng hoảng điện mặt trời mái nhà đến nay vẫn chưa thực sự chấm dứt, hàng tỷ kWh điện mặt trời mái nhà vẫn chưa hoặc chưa biết đến bao giờ được hòa lưới. Hệ thống truyền tải điều độ không theo kịp sự phát triển điện mặt trời. Sự cố mất điện mùa hè 2023, với thiệt hại ước tính hàng tỷ USD trong khi điện mặt trời dư thừa đã có những ảnh hưởng không lành mạnh đến nhận thức của nhiều người về vai trò của năng lượng tái tạo, mà cụ thể là điện mặt trời.
Mặc dù vậy chúng ta vẫn tin rằng, chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu của thời đại. Năng lượng hóa thạch từ than, dầu mỏ khí đốt ngày càng cạn kiệt buộc con người phải tìm nguồn năng lượng mới. Năng lượng hóa thạch phát thải nhiều khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, làm trái đất nóng lên, băng tan và những biến đổi thời tiết cực đoan như bão, lũ, hủy hoại môi trường, thiên tai, mất mùa đe dọa sự tồn tại của nhân loại. Năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời… sẽ là nguồn năng lượng vĩnh cửu duy trì sự tồn tại của xã hội loài người trong tương lai.
Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc khi được hưởng lợi từ thỏa thuận JETP, trong đó Việt Nam được hỗ trợ 15,5 tỷ USD từ những nước phát triển để thực hiện cam kết chuyển dịch từ các nguồn năng lượng hóa thạch sang năng lượng ít phát thải.
Đồng thời, dự kiến từ 2025, với “Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới” gọi tắt là CBAM, các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ “đánh thuế carbon” đối với tất cả các hàng hoá nhập khẩu vào thị trường của họ dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Việt Nam là quốc gia có trình độ công nghệ thấp nên lượng phát thải trên đầu sản phẩm rất cao, khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ bị đánh thuế carbon cao, tác động trực tiếp đến động lực phát triển xuất khẩu. Vì vậy, không có cách nào khác, muốn phát triển kinh tế, Việt Nam cần hướng đến việc sử dụng năng lượng tái tạo giúp làm giảm dấu vết carbon trên sản phẩm, gia tăng giá trị xuất khẩu.
Có thể nói, quy hoạch điện VIII ra đời nhằm tập trung các nguồn lực giảm dần năng lượng hóa thạch, tăng dần tỷ lệ năng lượng tái tạo (100% vào năm 2050) thể hiện tinh thần cao nhất về trách nhiệm của thế hệ hôm nay với tương lai.
Sự chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo sẽ dẫn tới nhu cầu rất lớn đối với các thiết bị kỹ thuật trong ngành điện. Liệu đây có phải là cơ hội cho các DN Việt Nam trong sự dịch chuyển này, thưa ông?
Cần nhìn nhận thực tế rằng hệ thống thiết bị kỹ thuật để phục vụ quy hoạch điện VIII như: tua bin điện gió, thiết bị điện mặt trời như solar panel, inverter, tổ hợp thiết bị công nghiệp hydrogen như điện phân, nén hóa lỏng, lưu trữ bảo quản và vận chuyển hydrogen, thiết bị lưu trữ điện như pin Lithium, pin Vanadium… đều là những sản phẩm công nghệ cao vượt tầm trình độ công nghệ của Việt Nam. Chính vì vậy, thời gian qua, các thiết bị này đều phải nhập khẩu với chi phí rất lớn. Điều này vừa là thách thức nhưng lại vừa là cơ hội cho chúng ta, đó là được “đứng trên vai người khổng lồ”.
Nhận thức rõ điều kiện hoàn cảnh như vậy, chúng ta buộc phải cân nhắc tính toán cẩn trọng trong quá trình lựa chọn đối tác hợp tác và thiết bị vật tư có công nghệ tiên tiến để không biến Việt Nam thành “bãi rác công nghệ”. Song song đó, cần phát huy nội lực với tinh thần sáng tạo của người Việt để nghiên cứu giải mã tiến tới làm chủ và tự sản xuất một số thiết bị của công nghệ năng lượng tái tạo thương hiệu Made in Việt Nam, từ đó từng bước thay thế các sản phẩm nhập khẩu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform