Bỏ mạng nơi xứ người
Ảnh minh họa. Internet |
Chúng ta có nhiều lao động được đưa đi làm việc hợp pháp ở một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... nhưng một số không nhỏ sau một thời gian đã bỏ trốn, làm ăn bất hợp pháp. Thậm chí, một số thị trường đã có quy định không nhận lao động ở một số địa phương Việt Nam, nơi có tỷ lệ bỏ trốn nhiều. Còn ở nhiều quốc gia có thu nhập cao, với điều kiện tiếp nhận lao động khắt khe thì nhiều người Việt cũng tìm đủ cách để đến được, dù luôn phải đối mặt với đánh đổi tính mạng. Chuyện nhập cảnh lậu vào Anh tương tự như vụ việc đau lòng trên là một ví dụ. Trước đó đã có nhiều vụ việc cơ quan chức năng của Anh phát hiện ổ nhóm tội phạm ở nước này liên quan đến người Việt di cư lậu đến cũng như những lao động người Việt bị phát hiện đang lao động chui ở đây, ở những lĩnh vực phạm pháp. Tình trạng đi lao động chui ở nước ngoài có xu hướng tăng là đáng lo ngại.
Phần nhiều người ra nước ngoài lao động đều mang khát vọng làm giàu, mong muốn có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, đó cũng là mong muốn đáng trân trọng. Ở nhiều địa phương, đời sống còn khó khăn, việc làm thiếu thốn, việc tìm mọi cách để được đi lao động ở nước ngoài là một tâm lý chung ở nhiều người. Bên cạnh đó, những thông tin về cuộc sống ở nước ngoài lại được cập nhật một cách không đầy đủ, phiến diện, khiến người lao động luôn nghĩ cứ ra nước ngoài là dễ có việc làm, lương cao, dù thực tế chưa hẳn như vậy.
Vấn đề là làm sao để hạn chế tình trạng trên? Làm sao để người lao động không phải thực hiện khát vọng bằng mọi giá, thậm chí dám đánh cược bằng cả tính mạng của mình? Trước tiên, từ chính người lao động và gia đình, họ cần nhận thức rõ về những nguy hiểm khi đi làm việc “chui”. Tuy nhiên, để có nhận thức này, ngoài sự chủ động của chính mình thì người lao động cần được thông tin, tuyên truyền nhiều hơn. Đó là thông tin từ các cơ quan quản lý về lao động, từ chính quyền địa phương, hay từ đoàn thể như Đoàn Thanh nhiên, Hội Phụ nữ... để người lao động có thông tin chính xác, tránh những thông tin sai lệch về đời sống, pháp luật các nước xa xôi. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần có giải pháp làm giảm bớt gánh nặng chi phí ở kênh xuất khẩu lao động chính thức để nhiều người nghèo tiếp cận được hơn. Đặc biệt, cơ quan quản lý lao động, cơ quan Công an, chính quyền địa phương phải ngăn chặn tốt các vụ lừa đảo đưa người đi lao động đi nước ngoài phi pháp.
Nhìn thẳng thực tế, có cơ quan chức năng chưa làm tròn nhiệm vụ khi thời gian qua đã diễn ra nhiều vụ việc, đường dây lừa người dân đi lao động nước ngoài với những khoản tiền rất lớn mà cả đời chưa chắc đã trả được. Nếu thông tin còn thiếu thốn, những kẻ lừa đảo còn dễ dàng đi lừa, thì những người lao động thật thà, chân chất còn tiếp tục bị đưa vào những đường dây “buôn người”.
Về lâu dài, để người lao động bớt phải đi làm việc “chui” ở nước ngoài, nền kinh tế nước ta cần có sự tăng trưởng nhanh hơn, tạo nhiều việc làm hơn. Đồng thời, công tác giáo dục, dạy nghề cần được đẩy mạnh để tăng cường lực lượng lao động có tay nghề cao, có lối sống văn minh đáp ứng được tốt hơn yêu cầu tuyển dụng ở trong nước và các nền kinh tế phát triển.
Tin liên quan
Pháp bác tin đổi thủ tục cấp visa cho người Việt vì vụ 39 người chết trên xe tải
09:05 | 27/11/2019 Sự kiện - Vấn đề
Không công bố cụ thể danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng ở Anh
13:35 | 08/11/2019 Sự kiện - Vấn đề
Đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đã sang Anh xử lý vụ 39 người tử vong
08:12 | 04/11/2019 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
CPTPP tròn 5 tuổi
07:25 | 23/08/2024 Người quan sát
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới
08:50 | 21/08/2024 Người quan sát
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
05:11 | 18/08/2024 Người quan sát
Tôn vinh phở, mỳ Quảng...
10:24 | 14/08/2024 Người quan sát
Luật chờ Nghị định...
08:21 | 10/08/2024 Người quan sát
Quản lý chặt chẽ hóa chất cực độc
15:00 | 06/08/2024 Người quan sát
Xe buýt điện
07:26 | 04/08/2024 Người quan sát
Tin mới
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Hải quan Thái Nguyên quyên góp, hỗ trợ 10 hộ gia đình bị ảnh hưởng do bão số 3
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
Nghệ An: Hiệu quả trong công tác phối hợp ngăn chặn ma túy, hàng cấm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform