Bộ trưởng Bộ Y tế: Vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em không gây ảnh hưởng đến sinh sản
Siết chặt quy trình tiêm vắc xin để tránh xảy ra sự cố | |
Bộ GD&ĐT đề nghị sớm có phương án tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-18 tuổi |
Toàn cảnh phiên chất vấn sáng ngày 10/11/2021. Ảnh: quochoi.vn |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sáng nay 10/11/2021, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho biết, hiện nay, các địa phương đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19 trẻ em từ 12-17 tuổi.
Vấn đề này đem lại niềm vui và đáp ứng mong mỏi của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có một số cử tri còn lo lắng cho rằng vắc xin chế tạo theo công nghệ mRNA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sự phát triển bình thường của trẻ em.
“Đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ về vấn đề này và các cơ sở khoa học để Bộ Y tế cho triển khai tiêm vắc xin đại trà cho trẻ em từ 12-17 tuổi để cử tri yên tâm?”, đại biểu đoàn Tây Ninh đặt câu hỏi.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, đây là vấn đề được rất nhiều cử tri quan tâm.
Việc tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ em được đưa ra sau khi Bộ Y tế tổng kết, đánh giá, nghiên cứu, trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc và các nhà khoa học; căn cứ theo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) cho phép tiêm vắc xin mRNA cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Hiện loại vắc xin này đã được tiêm ở gần 40 quốc gia. Cách làm của các nước cũng như Việt Nam là tiêm lứa tuổi cao xuống thấp, tiêm cho nhóm có nguy cơ, bệnh lý nền, sau đó mở rộng.
“Vắc xin duy nhất được sử dụng tiêm cho trẻ em ở Việt Nam là Pfizer - BioNTech theo công nghệ mRNA. Cơ chế tác động của vắc xin này là khi vào cơ thể không xâm nhập vào hệ gen của người và giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus vào tế bào”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.
Do không có sự xâm nhập trực tiếp của vắc xin vào ADN của người cho nên những ý kiến nói rằng nó có thể gây đột biến, ảnh hưởng về sinh sản đối với trẻ đến thời điểm hiện nay đã được FDA, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) khẳng định không có và Việt Nam vẫn tiếp tục theo dõi.
"Tất cả vắc xin cấp phép sử dụng ở Việt Nam đảm bảo an toàn chất lượng và theo đúng chuẩn chung của thế giới, đã được tham khảo tổ chức quốc tế khi quyết định dùng cho trẻ em", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Ngoài vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tới vấn đề dự báo diễn biến dịch, triển khai chiến lược vắc xin nói chung.
Đại biểu Nguyễn Văn Đức (đoàn Đắk Lắk) chất vấn: "Công tác dự báo diễn biến dịch có vai trò quyết định tới biện pháp phòng ngừa. Bộ Y tế dự báo diễn biến dịch đến hết năm 2022 như thế nào?".
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chậm tham mưu triển khai chiến lược vắc xin, giải pháp gì để việc tiêm vắc xin công bằng?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, vấn đề dự báo Covid-19 rất khó khăn. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới chưa có dự báo mang tính dài hạn.
WHO cũng chỉ cảnh báo dịch bệnh không thể kết thúc trong năm 2022, hy vọng đến năm 2023, Covid-19 trở thành bệnh tương tự như cúm mùa. Một số nước đưa ra dự báo ngắn hạn bởi đại dịch lần này liên tục có biến chủng.
"Trong báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội và báo cáo gửi Trung ương, chúng tôi đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại trong dự báo tình hình ở các địa phương chưa đúng, chưa sát thực tế, trong đó có cả đơn vị ở Trung ương. Thời gian tới, Bộ sẽ làm việc với WHO để có dự báo về tình hình dịch bệnh", người đứng đầu ngành Y tế nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn |
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, từ nay đến cuối năm và năm 2022, khi cả nước chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, dịch bệnh có dấu hiệu tăng trở lại ở một số địa phương. Vì vậy, Chính phủ và Bộ Y tế liên tục chỉ đạo địa phương tăng cường ứng phó.
Từ nay đến cuối năm dịch vẫn diễn biến phức tạp nhưng có một số nơi, một số người dân đã không áp dụng biện pháp theo khuyến cáo của cơ quan y tế như 5K. Có một số nguyên nhân khác là miền Bắc vào mùa lạnh, dịp Tết có nhiều hoạt động đông người, Bộ Y tế quan ngại về việc này. Do đó, các địa phương phải tăng phủ vắc xin để giảm ca mắc và tử vong.
Nhấn mạnh chiến lược vắc xin của Việt Nam đã triển khai thành công, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đã có hợp đồng, thỏa thuận gần 200 triệu liều vắc xin và có thể tăng lên.
Việt Nam cũng đã thúc đẩy ngoại giao vắc xin để tăng lượng vắc xin về nhanh nhất, nhiều nhất. Các đơn vị trong nước cũng đang triển khai tự chủ vắc xin thông qua nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Tới đây vắc xin trong nước có khả năng được cấp phép. Chiến dịch tiêm chủng đã được tổ chức ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay, cả nước đã tiêm được 94 triệu người.
Tin liên quan
Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), cho thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm
10:59 | 28/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để thất thoát, lãng phí trong bố trí đầu tư công từ nguồn dự phòng
15:38 | 27/06/2024 Tài chính
Rà soát chính sách, khắc phục "5 thiếu" của ngành dược liệu Việt Nam
20:31 | 26/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
Hải quan Móng Cái đề nghị tăng thời gian đóng mở cửa khẩu, thông quan hàng hóa
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform