Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: "Kiểm soát chặt chẽ bội chi, đảm bảo an ninh tài chính"
Thưa Bộ trưởng, theo đánh giá của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, nhiệm kỳ vừa qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, đồng thời phải thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm thuế, nhưng thu NSNN hàng năm luôn đạt và vượt dự toán; quy mô thu NSNN tăng gấp 2 lần giai đoạn trước, nhờ đó các nhiệm vụ chi ngân sách cơ bản được đảm bảo. Bộ trưởng nhận định về vấn đề này như thế nào?
Đúng là nhìn lại 5 năm 2011-2015 cho thấy, kinh tế thế giới và trong nước khó khăn, diễn biến phức tạp hơn so với dự kiến tại Đại hội XI. Tuy nhiên, điều quan trọng là Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã thấy được vấn đề và có những điều chỉnh quan trọng về mặt chính sách và điều hành thực tế. Chẳng hạn, để tập trung ưu tiên hàng đầu cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm đầu của giai đoạn, Quốc hội đã quyết định mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn khoảng 6,5-7%/năm, giảm 0,5% so với mục tiêu của Đại hội XI.
Chính sách tài khóa theo đó đã được điều hành theo hướng chủ động, tích cực, cả trong thu và chi ngân sách, với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất-kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời, đã từng bước cơ cấu lại NSNN.
Thực tế cho thấy chúng ta đã đi đúng hướng. Trong 5 năm qua, chính sách thu NSNN đã được điều chỉnh theo hướng miễn, giảm và gia hạn thời gian nộp đối với một số sắc thuế, khoản thu ngân sách..., nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp cùng với đó là chính sách cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư đã tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả thu NSNN giai đoạn này đã bằng khoảng 2 lần giai đoạn 2006-2010.
Cơ cấu thu NSNN đã có chuyển biến tích cực, trong đó thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN, tăng từ 58,9% tổng thu cân đối NSNN giai đoạn 2006-2010 lên khoảng 74,2% năm 2015, cao hơn mục tiêu đề ra là 70%, góp phần bù đắp tác động giảm thu do hội nhập kinh tế và từ nguồn dầu thô. Tỷ trọng thu từ khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần theo các giai đoạn (giai đoạn 2001-2005 là 14%, giai đoạn 2006-2010 là 21%, giai đoạn 2011-2015 khoảng 26% tổng thu cân đối NSNN), phản ánh xu thế chuyển dịch phù hợp với nội tại phát triển kinh tế và hội nhập. Thu từ một số sắc thuế quan trọng có tốc độ tăng cao, như: Thuế GTGT dự kiến tăng khoảng 1,3 lần; thuế TTĐB trong nước tăng khoảng 1,18 lần; thuế TNCN tăng khoảng 2,46 lần;...
Nhờ kết quả thu như vậy, nên đã cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ chi quan trọng. Tuy nhiên, do so với yêu cầu tăng chi nói chung, đặc biệt là chi đầu tư phát triển để giải quyết khâu đột phá về hạ tầng kinh tế, thì vẫn còn khoảng cách. Vấn đề này cần được từng bước xử lý trong thời gian tới bằng việc cơ cấu lại ngân sách và đặc biệt là phải tăng cường thu hút thêm các nguồn lực ngoài Nhà nước, kể cả các nguồn lực đầu tư nước ngoài, cho phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, vấn đề bội chi ở mức cao, nợ công tăng nhanh cũng là những vấn đề phải tập trung giải quyết trong giai đoạn tới.
Kế hoạch Tài chính trung hạn (2016-2020) do Bộ Tài chính chủ trì, soạn thảo là một bước tiến lớn trong quản lý NSNN. Xin Bộ trưởng phân tích rõ hơn về vấn đề này?
Việc xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm là vấn đề mới; lâu nay Bộ Tài chính đã chuẩn bị một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch tài chính- NSNN để tổng hợp chung vào Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm. Tuy nhiên, các yêu cầu về nội dung, quy trình xây dựng Kế hoạch Tài chính-NSNN 5 năm trước đây chưa được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Với việc Luật NSNN năm 2015 quy định kế hoạch tài chính 5 năm được lập cùng với kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, trình Quốc hội quyết định vào cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu kỳ kế hoạch, kế hoạch tài chính 5 năm đã chính thức trở thành một bộ phận quan trọng trong quy trình lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát NSNN. Kế hoạch này sẽ giúp chúng ta xác định được mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính- NSNN và các định hướng lớn về tài chính- NSNN, đặc biệt là những định hướng về huy động và phân bổ nguồn lực Nhà nước trong trung hạn nhằm hướng tới mục tiêu tổng thể về phát triển KT-XH nói chung. Trong Kế hoạch đưa ra những dự báo về khả năng nguồn thu, nhiệm vụ chi và định hướng số bội chi, cùng với cơ cấu chi đầu tư phát triển, trả nợ, chi thường xuyên để phục vụ mục tiêu phát triển; định hướng phân bổ nguồn lực trong tổng thể các nhiệm vụ ưu tiên của nền kinh tế, tăng cường tính chủ động trong điều hành, thúc đẩy việc công khai, minh bạch NSNN, siết chặt kỷ luật tài khóa; giữ vững an ninh tài chính; đảm bảo hội nhập thành công và góp phần thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế. Kế hoạch Tài chính – NSNN 5 năm là cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Luật Đầu tư công cũng quy định việc lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; xã hội và người dân đang rất mong chờ hiệu quả từ quy định này nhằm khắc phục tình trạng phân bổ dàn trải, lãng phí, cắt khúc trong đầu tư, mất cân đối trong bố trí vốn ngân sách. Vậy để có một kế hoạch đầu tư công trung hạn khả thi, điều kiện tiên quyết là gì, thưa Bộ trưởng?
Việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công, trong đó có quy định lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn là nhằm hướng tới mục tiêu phân bổ, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực đầu tư công, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc quyết định sử dụng vốn đầu tư, góp phần khắc phục cơ bản tình trạng bị động, tâm lý trông chờ ỷ lại, khắc phục tình trạng cắt khúc trong đầu tư, mất cân đối trong bố trí vốn ngân sách, góp phần từng bước xử lý hiệu quả tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng trong đầu tư XDCB.
Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, chi đầu tư phát triển chỉ là một trong những nội dung chi quan trọng của NSNN, và vì vậy, cần được tính toán trong tổng thể bài toán cân đối NSNN, từ khả năng thu đến ưu tiên nguồn lực NSNN cho các nhiệm vụ chi và yêu cầu đảm bảo an ninh an toàn tài chính. Nói cách khác, để một Kế hoạch đầu tư công trung hạn mang tính khả thi, thì Kế hoạch đó phải phù hợp và là một bộ phận của Kế hoạch tài chính-NSNN trung hạn. Kế hoạch đầu tư công trung hạn phải gắn với khả năng cân đối nguồn lực tài chính NSNN dành cho đầu tư phát triển, đồng thời phải dự phòng ở mức độ nhất định các yếu tố rủi ro về nguồn lực. Khi xây dựng kế hoạch phân bổ chi tiết, cần xác định được các ưu tiên phát triển, các dự án, công trình cấp bách, bởi nếu không sẽ dẫn tới đầu tư không hiệu quả, phải điều chỉnh kế hoạch hoặc phải bổ sung thêm kinh phí cho các nhiệm vụ này, gây bị động cho ngân sách.
Xin Bộ trưởng cho biết trong thời gian tới, ngành Tài chính sẽ ưu tiên biện pháp gì để đảm bảo cân đối NSNN nhằm bù đắp sự suy giảm tỷ lệ huy động từ thuế, phí và lệ phí trên GDP?
Định hướng chính sách tài khóa trong thời gian tới là hướng tới các mục tiêu phát triển KT-XH một cách bền vững đi kèm với việc tăng cường kỷ luật tài chính, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Muốn vậy, chúng ta phải có các giải pháp tổng thể, đồng bộ, cả về thu, chi, bội chi và quản lý nợ công. Cụ thể:
Thứ nhất, về thu NSNN: Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, phí, lệ phí theo hướng mở rộng cơ sở thuế, bao quát các nguồn thu, đơn giản thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, vừa tăng thu cho NSNN, giảm thiểu tác động do việc cắt giảm thuế từ quá trình hội nhập quốc tế và giảm thu từ dầu thô do giá dầu sụt giảm.
Nền tảng cho thu NSNN chính là hoạt động kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn tới, chúng ta phải đẩy mạnh hơn các nỗ lực cải cách, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy xử lý các đột phá chiến lược, để đưa nền kinh tế phát triển ở tốc độ cao hơn, bền vững hơn, qua đó tăng thêm nguồn thu cho NSNN.
Thứ hai, về chi NSNN: Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách. Tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính công gắn với quá trình tái cơ cấu kinh tế, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho con người, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội và tiết kiệm chi thường xuyên. Bố trí tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN; tăng chi trả nợ đảm bảo nghĩa vụ trả nợ đến hạn, và giảm tỷ trọng chi thường xuyên.
Trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ quan, đơn vị phải tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN, bảo đảm đúng dự toán được giao. Từng bước tinh giản biên chế bộ máy, tiết kiệm các khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước trên cơ sở quản lý chặt chẽ biên chế, cắt giảm chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài; đồng thời, đẩy mạnh cải cách khu vực sự nghiệp công, kết hợp xã hội hóa, thực hiện lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng tính đúng, tính đủ như chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, tạo bước đột phá trong đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công, trên cơ sở đó cơ cấu lại các lĩnh vực chi NSNN.
Thứ ba, về bội chi và nợ công: Giảm dần bội chi ngân sách; trong điều hành, ưu tiên các nguồn tăng thu để giảm bội chi. Thực hiện quản lý chặt chẽ nợ công, siết chặt các khoản bảo lãnh của Chính phủ (giảm khoảng 50% hạn mức bảo lãnh vay của Chính phủ cả khoản vay trong nước và ngoài nước) so với hiện hành, chuyển mạnh các khoản cấp phát ODA sang cho vay lại đối với chính quyền địa phương, thực hiện cơ cấu lại danh mục nợ theo hướng tăng dần kỳ hạn vay nợ để giảm áp lực tăng chi trả nợ, đảm bảo nợ công không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn bộ tiền bán vé chương trình “BOND Live In Vietnam” sẽ dành ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
13:49 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
13:47 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành đường sắt vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3
12:46 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung phiên họp của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Nga
08:21 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sau cầu Long Biên, Hà Nội cấm lưu thông qua cầu Đuống
07:48 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics