Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt
Các chính sách tài khoá kịp thời sẽ giúp nền kinh tế hồi phục sau đại dịch. Ảnh: ST |
Nhìn thẳng thực tế, trong 5 năm qua, dư địa tài khóa của Việt Nam đã được củng cố, khả năng chống chịu của ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường. Bội chi NSNN giai đoạn 2016-2020 bình quân là 3,45% GDP, thấp hơn bội chi mục tiêu (dưới 3,9% GDP). Nợ công cũng được cơ cấu lại theo hướng an toàn, bền vững hơn (huy động trong nước là chủ yếu, kéo dài kỳ hạn nợ, giảm lãi suất huy động,...). Nhờ đó, tốc độ tăng nợ công giảm dần từ mức bình quân 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,4%/năm giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống khoảng 55,2% GDP cuối năm 2020, dư nợ Chính phủ khoảng 49,1% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,2% GDP và đều trong giới hạn an toàn. Việc kiềm chế bội chi NSNN và nợ công thời gian qua đã giúp cải thiện dư địa chính sách tài khóa, NSNN vẫn đảm bảo được nguồn lực thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19, phòng chống thiên tai, bão lũ, duy trì tăng trưởng kinh tế.
Với kết quả đó, trong bối cảnh đại dịch được dự báo tác động khốc liệt tới nền kinh tế không chỉ trong năm 2021 mà dự kiến có thể kéo dài cả trong năm 2022, nhiều DN rơi vào cảnh kiệt quệ, đòi hỏi nguồn lực hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế sẽ lớn hơn, nhiều ý kiến cho rằng việc nới trần nợ công, nới bội chi nếu được tính đến vẫn là giải pháp có thể thực hiện được trong bối cảnh hiện nay. Lý do là thời điểm này chúng ta có thế tận dụng cơ hội lãi suất thấp để vay và tái cơ cấu lại nợ công, đồng thời, chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, đi cùng với việc nới trần nợ công, vẫn phải đảm bảo quản lý chi NSNN tiết kiệm, chặt chẽ; tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta có thể sử dụng các chính sách đặc biệt, do đó, việc nới trần hoàn toàn có thể tính đến khi GDP giảm do tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên chạm trần.
Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, nếu chưa quyết định nâng trần nợ công thì hiện nay nợ công của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn, do đó trước mắt có thể tính tới việc tăng nợ công nếu thực sự cần thiết.
Các chuyên gia cũng tin tưởng rằng, với kinh nghiệm điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, việc nới trần nợ công và tăng tỷ lệ bội chi trong ngắn hạn nếu được xem xét cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến sức chống chịu của nền kinh tế, đến an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia. Bởi việc nới trần nợ công để có nhiều nguồn lực hơn nhằm hỗ trợ cho DN, cho nền kinh tế nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong đại dịch sẽ giúp nền kinh tế sớm phục hồi.
Tin liên quan
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
19:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
CPTPP tròn 5 tuổi
07:25 | 23/08/2024 Người quan sát
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới
08:50 | 21/08/2024 Người quan sát
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
05:11 | 18/08/2024 Người quan sát
Tôn vinh phở, mỳ Quảng...
10:24 | 14/08/2024 Người quan sát
Luật chờ Nghị định...
08:21 | 10/08/2024 Người quan sát
Quản lý chặt chẽ hóa chất cực độc
15:00 | 06/08/2024 Người quan sát
Xe buýt điện
07:26 | 04/08/2024 Người quan sát
Đếm lùi đèn giao thông
07:46 | 30/07/2024 Người quan sát
Một triệu ha lúa chất lượng cao
13:50 | 24/07/2024 Người quan sát
Người cho thuê nhà phải lập doanh nghiệp
14:46 | 20/07/2024 Người quan sát
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics