Bối cảnh mới, tái cơ cấu cần phương thức mới
Với những bối cảnh mới tác động đến hội nhập kinh tế của nước ta, theo ông, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế cần phải được tiếp cận như thế nào?
Ta thấy bối cảnh 2016-2020 khác với 2011-2015. Giai đoạn 2011-2015 là lúc mà những Hiệp định thương mại tự do (FTA) chưa thành hiện thực, còn giai đoạn 2016-2020 tới, không chỉ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mà cả Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu không có gì thay đổi cũng có hiệu lực. Khi đó, 65% dòng thuế phải về 0% ngay lập tức, tác động đến nền kinh tế và ngân sách. Đến thời điểm này, nhiệm vụ của tái cơ cấu nền kinh tế không còn như khi chúng ta đặt ra ở giai đoạn 2011-2015 mà nó phải được đặt trên cục diện mới, nên cần phương thức mới.
Nghĩa là nếu chúng ta không hội nhập được thì thua phải không, thưa ông?
Trong hội nhập, nếu anh không làm được thì anh thua, hoặc là anh làm theo cái anh cam kết thì anh thắng. Để tái cơ cấu cần xác định những mũi nhọn của nền kinh tế để tập trung vào. Nói về mũi nhọn của nền kinh tế, có người thích nói là ta phải đi tắt đón đầu nhưng thí dụ như chọn ra công nghiệp sản xuất ô tô là mũi nhọn chẳng hạn theo tôi là một thất bại. 14 DN FDI sau 20 năm chúng ta có cái gì? Miễn bàn đến việc chúng ta có cái gì nhưng chỉ trả lời câu hỏi là: Việt Nam có sản xuất được ô tô, đúng hay sai? Tôi trả lời luôn là sai. Cái mà chúng ta có thể làm được thì làm, đó chính là dệt may, da giày và công nghiệp chế biến sâu thủy sản.
Tôi nhấn mạnh là công nghiệp chế biến sâu thủy sản chứ không phải là hỗ trợ thủy sản bởi chính từ việc dùng từ “hỗ trợ” cho nên chúng ta mới nghĩ là nó không căn bản, là nhỏ, không quan tâm.
Điều này khiến ta nhớ đến việc đã xác định hẳn một ngành công nghiệp hỗ trợ là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế?
Công nghiệp phụ trợ phải đặt trong toàn cầu hóa sản phẩm. Người ta phân chia lĩnh vực sản xuất vùng để tạo lợi thế cạnh tranh của vùng đấy rồi ráp lại thành một sản phẩm chứ không phải nó chỉ là những cái lặt vặt. Ở Đài Loan (Trung Quốc), cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ trước, toàn bộ giắc cắm của máy tính từ máy 286 đến 386, 586 rồi pentium là hoàn toàn được sản xuất tại đây. Nhân công tại các hộ gia đình ngồi gắp các linh kiện rồi đưa vào đúc thành giắc cắm nối từ máy tính lên màn hình, từ máy tính lên máy in hoàn toàn là “made in Taiwan” nhưng không ai nói cái dây đấy không quan trọng mà không có nó, máy tính không hoạt động được. Do đó, mình đừng nghĩ là phải sản xuất CPU, ram thì mới quan trọng.
Vậy theo ông, tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là cần đổi mới gì?
Mô hình tăng trưởng của ta giờ là mô hình tăng trưởng tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Với một nền kinh tế GDP 200 tỷ USD chúng ta không thể tự làm gì được mà nói như Isaac Newton “Nếu tôi nhìn thấy được xa hơn bởi vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”, tức là chúng ta phát triển được là nhờ vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Quay trở lại nhìn vào những cái Việt Nam có thế mạnh XK. Kim ngạch XK điện thoại trên 25 tỷ USD dẫn đầu cả nước là do đóng góp lớn của Samsung, vậy trong nền kinh tế Việt Nam có ngành hàng nào mà tổng cộng kim ngạch XK lại được trên 25 tỷ USD? Có mỗi dệt may! Vậy sao ta không làm dệt may. Tiếp đến có ngành nào trên 10 tỷ USD không? Có, nông nghiệp! Sao ta không làm nông nghiệp? Vì tư tưởng của ta thích lúc nào cũng đi Lexus, BMW, bản thân người hoạch địch chính sách có tư duy lệch lạc, không nhìn vào bản chất của nền kinh tế Việt Nam nên vẽ ra những cái vô cùng xa vời. Thử hỏi nói ưu tiên ngành công nghiệp vật liệu mới, nó là cái gì? Liệu với các phòng thí nghiệm và cán bộ đi học kiến thức từ những năm 70 thì có làm được gì về vật liệu mới mà lại bảo Việt Nam phải đi vào công nghệ nano?
Vấn đề là nếu chúng ta quyết tập trung vào dệt may và da giày thì phải thực hiện ngay. Theo TPP, DN chỉ có thể hưởng lợi nếu đáp ứng tiêu chí “từ sợi trở đi”, nguyên vật liệu phải tự sản xuất hoặc NK trong nội khối. Vậy “từ sợi trở đi” thì Việt Nam có đáp ứng được không khi quá nửa nguyên phụ liệu hiện NK từ Trung Quốc mà Trung Quốc không phải nội khối TPP. Vậy phải đầu tư nhà máy sợi thôi! Tuy nhiên cần lưu ý là phải đầu tư công nghệ tiên tiến. Đừng nhìn vào những nhà máy nhuộm của những năm 60 thế kỉ trước mà phải đầu tư những nhà máy nhuộm tiên tiến của thế giới, khi đó vấn đề xử lý môi trường không đến nỗi quá khó. Chúng ta đừng nghĩ là dệt nhuộm sẽ ô nhiễm môi trường mà phải nhìn ở góc độ khác, mới hơn. Nếu trong vòng 5 năm tới chúng ta không đầu tư các nhà máy sợi và khu công nghiệp dệt thì đừng nói Việt Nam có thể đạt mục tiêu XK 25 tỷ USD vào năm 2020.
Xin cảm ơn ông!
Theo dự thảo báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, trong 5 năm 2011-2015, quá trình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Mô hình tăng trưởng còn chưa đủ rõ. Phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu vào sản xuất của một số ngành còn lệ thuộc nhiều vào NK. Sản xuất kinh doanh chưa gắn được nhiều với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. XK thô, XK dưới hình thức gia công còn lớn, hàm lượng giá trị quốc gia và giá trị tăng thêm còn thấp. Đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao còn chậm, chưa lựa chọn và làm chủ được công nghệ chế tạo sản phẩm chủ lực. Năng suất lao động còn thấp. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đạt khoảng 18% GDP vào năm 2015, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa, công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Hợp tác liên kết trong sản xuất nông nghiệp phát triển còn chậm. Chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, năng suất lao động và thu nhập của người nông dân còn thấp. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn lớn. |
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics